LỚP 2

Tiếng Việt 2( - Kết nối tri thức) sẽ giúp các em cảm nhận học tiếng Việt thật là vui. Những bài học trong sách mang lại cho các em nhiều hiểu biết và trải nghiệm phong phú về cuộc sống con người và thế giới thiên nhiên. Những nhân vật độc đáo và thú vị, những thông tin hữu ích, những hình ảnh sống động về con người và thiên nhiên chắc hẵn sẽ làm cho các em thích học tiếng Việt và ham mê đọc sách. Các em được thực hành đọc, viết, nói và nghe để sử dụng tiếng Việt ngày càng tốt hơn. Nhờ đó, các em có điều kiện học tốt các môn học khác. Mong các em thực hiện các hoạt động học tập theo hướng dẫn của thầy cô và tích cực thảo luận với bạn bà về những vấn đề được đặt ra từ các bài học trong sách. Chúc các em vui học cùng Tiếng Việt 2!
Bài tập tiếng việt lớp 2(đề số 1)

I. ĐỌC THÀNH TIẾNG:

ẾCH XANH ĐI HỌC

Trốn học đi chơi, Ếch Xanh gặp nạn. May mà mẹ nó tới kịp thời để cứu. Ếch Xanh hỏi mẹ: - Mẹ ơi, mặt đất rộng lắm, trời cao lắm phải không ạ? Trời không phải là cái vung đúng không mẹ? - Con muốn biết mặt đất như thế nào, trời là cái gì thì con phải đi học. Ếch Xanh theo mẹ đến trường. Chú không trốn học nữa. Kìa chú đang ngồi trong lớp của thầy giáo Cóc. Thầy đứng trên bục, tay cầm thước chỉ vào từng chữ trên bảng. Cả lớp đọc theo thầy, giọng Ếch đồng thanh nghe rất to và rất vang.

II. KHOANH TRÒN CHỮ CÁI TRƯỚC Ý TRẢ LỜI ĐÚNG CHO TỪNG CÂU HỎI SAU:

 

Luyện tập
Bài 1: Tôi là học sinh lớp 2 Bài 1: Tôi là học sinh lớp 2

Câu 1: Những chi tiết nào trong bài cho thấy bạn nhỏ rất háo hức đến trường vào ngày khai giảng? (đánh dấu ✔ vào ô trống trước đáp án đúng)

  1. vùng dậy
  2. muốn đến sớm nhất lớp
  3. chuẩn bị rất nhanh
  4. thấy mình bổng lớn lên

Câu 2: Từ nào nói về các em lớp 1 trong ngày khai trường?

  1. ngạc nhiên
  2. háo hức
  3. rụt rè

Câu 3:  Từ ngữ nào có thể thay thế cho “loáng một cái”?

  1. một lúc sau
  2. trong chớp mắt
  3. chẳng bao lâu

Câu 4: Nối câu với tranh tương ứng.

  1. Mùa hè em được chơi đá bóng thỏa thích cùng các bạn.
  2. Nghỉ hè em thích nhất được về quê cùng cả nhà.
  3. Em nhớ nhất là lúc được xây lâu đài cát trên bãi biển.
Luyện tập
Bài 2: Ngày hôm qua đâu rồi

Bài thơ: Ngày hôm qua đâu rồi?
Em cầm tờ lịch cũ:
– Ngày hôm qua đâu rồi
Ra ngoài sân hỏi bố
Xoa đầu em, bố cười.

– Ngày hôm qua ở lại
Trên cành hoa trong vườn
Nụ hồng lớn lên mãi
Đợi đến ngày tỏa hương.

– Ngày hôm qua ở lại
Trong hạt lúa mẹ trồng
Cánh đồng chờ gặt hái
Chín vàng màu ước mong.

– Ngày hôm qua ở lại
Trong vở hồng của con
Con học hành chăm chỉ
Là ngày qua vẫn còn.

Tác giả: Bế Kiến Quốc.

Luyện tập
Bài 3: Niềm vui của Bi và Bống

Khi cơn mưa vừa dứt, hai anh em Bi và Bống chợt thấy cầu vồng.
- Cầu vồng kìa! Em nhìn xem. Đẹp quá!
Bi chỉ lên bầu trời và nói tiếp:
– Anh nghe nói dưới chân cầu vồng có bảy hũ vàng đấy.
Bống hưởng ứng:
– Lát nữa, mình sẽ đi lấy về nhé! Có vàng rồi, em sẽ mua nhiều búp bê và quần áo đẹp.
- Còn anh sẽ mua một con ngựa hồng và một cái ô tô.
Bỗng nhiên, cầu vồng biến mất. Bi cười:
- Em ơi! Anh đùa đấy! Ở đó không có vàng đâu.
Bống vui vẻ:
- Thế ạ? Nếu vậy, em sẽ lấy bút màu để vẽ tặng anh ngựa hồng và ô tô.
- Còn anh sẽ vẽ tặng em nhiều búp bê và quần áo đủ các màu sắc.
Không có bảy hũ vàng dưới chân cầu vồng, hai anh em vẫn cười vui vẻ.

----------------
Kể cho người thân nghe câu chuyện “Niềm vui của Bi và Bống” 

Khi cơn mưa vừa dứt, hai anh em Bi và Bống chợt thấy cầu vồng. Bi nói dưới chân cầu vồng có bảy hũ vàng. Bống bảo nếu có bảy hũ vàng, em sẽ mua búp bê và quần áo đẹp; còn Bi nói sẽ mua ngựa hồng và ô tô. Khi cầu vồng biến mất, biết đó chỉ là lời đùa của anh nhưng Bống vẫn vui vẻ nói sẽ lấy bút màu vẽ tặng Bi ngựa hồng và ô tô còn Bi sẽ vẽ tặng em của mình búp bê và quần áo đẹp. Mặc dù không có bảy hũ vàng dưới chân cầu vồng nhưng hai anh em vẫn cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc. 

Luyện tập
Bài 4: Làm việc thật là vui Bài 4: Làm việc thật là vui

Làm việc thật là vui
Quanh ta, mọi vật, mọi người đều làm việc.
Cái đồng hồ tích tắc, tích tắc, báo phút, báo giờ. Con gà trống gáy vang ò ó o, báo cho mọi người biết trời sắp sáng, mau mau thức dậy. Con tu hú kêu tu hú, tu hú. Thế là sắp đến mùa vải chín. Chim bắt sâu, bảo vệ mùa màng. Cành đào nở hoa cho sắc xuân thêm rực rỡ, ngày xuân thêm tưng bừng. Chim cú mèo chập tối đứng trong hốc cây rúc cú cú cũng làm việc có ích cho đồng ruộng.
Như mọi vật, mọi người, bé cũng làm việc. Bé làm bài. Bé đi học. Học xong, bé quét nhà, nhặt rau, chơi với em đỡ mẹ. Bé luôn luôn bận rộn mà lúc nào cũng vui.

Luyện tập
Bài 5: Em có xinh không Bài 5: Em có xinh không

EM CÓ XINH KHÔNG?
Voi em thích mặc đẹp và thích được khen xinh. Ở nhà, voi em luôn hỏi anh: “Em có xinh không?”. Voi anh bao giờ cũng khen: “Em xinh lắm!”.
Một hôm, gặp hươu, voi em hỏi:
- Em có xinh không?
Hươu ngắm voi rồi lắc đầu:
- Chưa xinh lắm vì em không có đôi sững giống anh.
Nghe vậy, voi nhặt vài cành cây khô, gài lên đầu rồi đi tiếp.
Gặp dê, voi hỏi:
- Em có xinh không?
- Không, vì cậu không có bộ râu giống tôi.
Voi liền nhổ một khóm cỏ dại bên đường, gắn vào cằm rồi về nhà.
Về nhà với đôi sừng và bộ râu giả, voi em hớn hở hỏi anh:
- Em có xinh hơn không?
Voi anh nói:
- Trời ơi, sao em lại thêm sừng và râu thế này? Xấu lắm!
Voi em ngắm mình trong gương và thấy xấu thật. Sau khi bỏ sừng và râu đi, voi em thấy mình xinh đẹp hẳn lên. Giờ đây, voi em hiểu rằng mình chỉ xinh đẹp khi đúng là voi.

Luyện tập
Bài 6: Một giờ học Bài 6: Một giờ học

MỘT GIỜ HỌC
Thầy giáo nói: “Chúng ta cần học cách giao tiếp tự tin. Vì thế hôm nay chúng ta sẽ tập nói trước lớp về bất cứ điều gì mình thích.”.
Quang được mời lên nói đầu tiên. Cậu lúng túng, đỏ mặt. Quang cảm thấy nói với bạn bên cạnh thì dễ, nhưng nói trước cả lớp thì sao mà khó thế. Thầy bảo: “Sáng nay ngủ dậy, em đã làm gì? Em cố nhớ xem.”.
Quang ngập ngừng, vừa nói vừa gãi đầu: “Em...”.
Thầy giáo nhắc: “Rồi gì nữa?”.
Quang lại gãi đầu: “À... ờ... Em ngủ dậy.”. Và cậu nói tiếp: “Rồi... ờ...”.
Thầy giáo mỉm cười, kiên nhẫn nghe Quang nói. Thầy bảo: “Thế là được rồi đấy!”.
Nhưng Quang chưa chịu về chỗ. Bỗng câu nói to: “Rồi sau đó... ờ... à...”. Quang thở mạnh một hơi rồi nói tiếp: “Mẹ... ờ... bảo: Con đánh răng đi. Thế là em đánh răng.”. Thầy giáo vỗ tay. Cả lớp vỗ tay theo. Cuối cùng, Quang nói với giọng rất tự tin: “Sau đó bố đưa em đi học.”.
Thầy giáo vỗ tay. Các bạn vỗ tay theo. Quang cũng vỗ tay. Cả lớp tràn ngập tiếng vỗ tay.

Luyện tập
Bài 7 Cây xấu hổ

CÂY XẤU HỔ
Cây xấu hổ, tiếng việt lớp 2Bỗng dưng, gió ào ào nổi lên. Có tiếng động gì lạ lắm. Những chiếc lá khô lạt xạt lướt trên cỏ. Cây xấu hổ co rúm mình lại.
Nó bỗng thấy xung quanh xôn xao. Nó hé mắt nhìn: không có gì lạ cả. Bấy giờ, nó mới mở bừng những con mắt lá. Quả nhiên, không có gì lạ thật.
Nhưng những cây cỏ xung quanh vẫn cứ xôn xao. Thì ra, vừa có một con chim xanh biếc, toàn thân lóng lánh như tự toả sáng không biết từ đâu bay tới. Chim đậu một thoáng trên cành thanh mai rồi lại vội bay đi. Các cây cỏ xuýt xoa: biết bao nhiêu con chim đã bay qua đây, chưa có con nào đẹp đến thế.
Càng nghe bạn bè trầm trồ, cây xấu hổ càng tiếc. Không biết bao giờ con chim xanh ấy quay trở lại?
 

Luyện tập
Bài 8: Cầu thủ dự bị

CẦU THỦ DỰ BỊ
cầu thủ dự bịNhìn các bạn đá bóng, gấu con rất muốn chơi cùng. Nhưng thấy gấu con có vẻ chậm chạp và đá bóng không tốt nên chưa đội nào muốn nhận cậu.
- Gấu à, cậu làm cầu thủ dự bị nhé! – Khỉ nói.
Gấu con hơi buồn nhưng cũng đồng ý. Trong khi chờ được vào sân, gấu đi nhặt bóng cho các bạn. Gấu cố gắng chạy thật nhanh để các bạn không phải chờ lâu.
Hằng ngày, gấu đến sân bóng từ sớm để luyện tập. Gấu đá bóng ra xa, chạy đi nhặt rồi đổ vào gôn, đã đi đá lại,... Cứ thế, gấu đá bóng ngày càng giỏi hơn.
Một hôm, đến sân bóng thấy gấu đang luyện tập, các bạn ngạc nhiên nhìn gấu rồi nói: “Cậu giỏi quá!”, “Này, vào đội tớ nhé!”, “Vào đội tớ đi!”.
- Tớ nên vào đội nào đây? – Gấu hỏi khỉ.
- Hiệp đầu cậu đá cho đội đỏ, hiệp sau cậu đã cho đội xanh. – Khỉ nói.
Gấu vui vẻ gật đầu. Cậu nghĩ: “Hoá ra làm cầu thủ dự bị cũng hay nhỉ!”.

Luyện tập
Bài 9: Cô giáo lớp em

Cô giáo lớp em

Sáng nào em đến lớp
Cũng thấy cô đến rồi
Đáp lời “Chào cô ạ!"
Cô mỉm cười thật tươi.

Cô dạy em tập viết
Gió đưa thoảng hương nhài
Nắng ghé vào cửa lớp
Xem chúng em học bài.

Những lời cô giáo giảng
Ấm trang vở thơm tho
Yêu thương em ngắm mãi
Những điểm mười cô cho.

(Nguyễn Xuân Sanh)

Luyện tập
Bài 10: THỜI KHÓA BIỂU

Thời khóa biểu cho biết thời gian học các môn của từng ngày trong tuần. Thời khóa biểu gồm nhiều cột dọc và nhiều hàng ngang. Các bạn học sinh thường đọc thời khóa biểu theo trình tự thứ - buổi – tiết – môn. 

Luyện tập
Bài 11: Cái trống trường em

TRỐNG TRƯỜNG EM
Cái trống trường em, tiếng việt lớp 2Cái trống trường em
Mùa hè cũng nghỉ
Suốt ba tháng liền
Trống nằm ngẫm nghĩ

Buồn không hả trống
Trong những ngày hè
Bọn mình đi vắng
Chỉ còn tiếng ve?

Cái trống lặng im
Nghiêng đầu trên giá
Chắc thấy chúng em
Nó mừng vui quá!

Kìa trống đang gọi
Tùng! Tùng! Tùng! Tùng...
Vào năm học mới
Rộn vang tưng bừng.

Luyện tập
Bài 12: Danh sách học sinh

DANH SÁCH HỌC SINH

Hôm nay, chúng tôi được đọc truyện tại lớp. Cô giáo cho chúng tôi đăng kí đọc truyện theo sở thích. Dưới đây là danh sách đăng kí của tổ tôi.

STT Họ Và Tên Truyện
1 Trần Trường An Ngày Khai Trường
2 Nguyễn Hà Anh Ếch xanh đi học
3 Nguyễn Ngọc Bảo Ếch xanh đi học
4 Đỗ Duy Bắc Ngày Khai Trường
5 Vũ Tiến Bình Vì sao gà chẳng giỏi bơi?
6 Lê Thị Cúc Ngày Khai Trường
7 Lê Gia Hân Vì sao gà chẳng giỏi bơi?
8 Phùng Minh Khánh Ếch xanh đi học

Dựa vào danh sách đăng kí, cô chia lớp thành ba nhóm, mỗi nhóm đọc một truyện. Chúng tôi đọc cho nhau nghe, rồi cùng nhau trao đổi về các nhân vật trong truyện mà nhóm đã chọn.
 

Luyện tập
Bài 13: Yêu lắm trường ơi!

YÊU LẮM TRƯỜNG ƠI!

Yêu lắm trường ơi, tiếng việt lớp 2, kết nối tri thức và cuộc sốngEm yêu mái trường
Có hàng cây mát
Xôn xao khúc nhạc
Tiếng chim xanh trời.
 
Mỗi giờ ra chơi
Sân trường nhộn nhịp
Hồng hào gương mặt
Bạn nào cũng xinh.
 
Yêu lớp học em
Có khung cửa sổ
Có bàn tay lá
Quạt gió mát vào.
 
Lời cô ngọt ngào
Thấm từng trang sách
Ngày không đến lớp
Thấy nhớ nhớ ghê!

Có đêm trong mơ
Bỗng cười khúc khích
Ngỡ đang ở lớp
Cùng bạn đùa vui

(Nguyễn Trọng Hoàn)

Luyện tập
Bài 14: Em học vẽ

Em học vẽ

Hôm nay trong lớp học
Với giấy trắng, bút màu
Nắn nót em ngồi vẽ
Lung linh bầu trời sao.

Vẽ ông trăng trên cao
Rải ánh vàng đầy ngõ
Vẽ cánh diều no gió
Vi vu giữa trời xanh.

Vẽ biển cả long lanh
Có một con thuyền trắng
Giương cánh buồm đỏ thắm
Đang rẽ sóng ra khơi.

Vẽ cả ông mặt trời
Và những chùm phượng đỏ
Trên sân trường lộng gió
Gọi ve về râm ran.

(Phan Thị Diên)

Luyện tập
Bài 15 Cuốn sách của em

CUỐN SÁCH CỦA EM
Dế mèn phiêu lưu ký, tiếng việt lớp 2 tập 1Mỗi cuốn sách có một tên gọi. Tên sách là hàng chữ lớn ở khoảng giữa bìa sách, thường chứa đựng rất nhiều ý nghĩa. Qua tên sách, em có thể biết được sách viết về điều gì.
Người viết cuốn sách được gọi là tác giả. Tên tác giả thường được ghi vào phía trên của bìa sách.
Nơi các cuốn sách ra đời được gọi là nhà xuất bản. Tên nhà xuất bản thường được ghi ở phía dưới bìa sách.
Phần lớn các cuốn sách đều có mục lục thể hiện các mục chính và vị trí của chúng trong cuốn sách. Mục lục thường được đặt ở ngay sau trang bìa, cũng có khi được đặt ở cuối sách.
Mỗi lần đọc một cuốn sách mới, đừng quên những điều này em nhé.
(Nhật Huy)

Luyện tập
Bài 16: Khai trang sách mở ra

KHI TRANG SÁCH MỞ RA

Khi trang sách mở ra, tiếng việt lớp 2 tập 1Khi trang sách mở ra
Khoảng trời xa xích lại
Bắt đầu là cỏ dại
Thứ đến là cánh chim
Sau nữa là trẻ con
Cuối cùng là người lớn

Trong trang sách có biển
Em thấy những cánh buồm
Trong trang sách có rừng
Với bao nhiêu là gió

Trang sách còn có lửa
Mà giấy chẳng cháy đâu
Trang sách có ao sâu
Mà giấy không hề ướt

Trang sách không nói được
Sao em nghe điều gì
Dạt dào như sóng vỗ
Một chân trời đang đi.

(Nguyễn Nhật Ánh)

Luyện tập
Ôn tập giữa học kỳ 1(tiết 5,6,7,8)

CÂU CHUYỆN BÓ ĐŨA
Ngày xưa, ở một gia đình kia, có hai anh em. Lúc nhỏ, anh em rất hòa thuận. Khi lớn lên, anh có vợ, em có chồng, tuy mỗi người một nhà, nhưng vẫn hay va chạm.
Thấy các con không yêu thương nhau, người cha rất buồn phiền. Một hôm, ông đặt một bó đũa và một túi tiền trên bàn, rồi gọi các con, cả trai, gái, dâu, rể lại và bảo :
- Ai bẻ gãy được bó đũa này thì cha thưởng cho túi tiền. 
   Bốn người con lần lượt bẻ bó đũa. Ai cũng cố hết sức mà không sao bẻ gãy được. Người cha bèn cởi bó đũa ra, rồi thong thả bẻ gãy từng chiếc một cách dễ dàng.
Thấy vây, bốn người con cùng nói :
- Thưa cha, lấy từng chiếc mà bẻ thì có khó gì !
  Người cha liền bảo :
- Đúng. Như thế các con đều thấy rằng chia lẻ ra thì yếu, hợp lại thì mạnh. Vậy các con phải biết thương yêu, đùm bọc lẫn nhau. Có đoàn kết thì  mới có sức mạnh. 

Luyện tập
Bài 17: Gọi Bạn

GỌI BẠN
Bài thơ Gọi Bạn tiếng việt lớp 2Tự xa xưa thuở nào
Trong rừng xanh sâu thẳm
Đôi bạn sống bên nhau
Bê vàng và dê trắng.

Một năm, trời hạn hán
Suối cạn, cỏ héo khô
Lấy gì nuôi đôi bạn
Chờ mưa đến bao giờ?

Bê vàng đi tìm cỏ
Lang thang quên đường về
Dê trắng thương bạn quá
Chạy khắp nẻo tìm bê

Đến bây giờ dê trắng
Vẫn gọi hoài: “Bê! Be!”.

Luyện tập
Bài 18: Tớ Nhớ Cậu Bài 18: Tớ Nhớ Cậu

TỚ NHỚ CẬU
Kiến là bạn thân của sóc. Hằng ngày, hai bạn thường rủ nhau đi học. Thế rồi nhà kiến chuyển đến một khu rừng khác. Lúc chia tay, kiến rất buồn. Kiến nói: “Cậu phải thường xuyên nhớ tớ đấy.”. Sóc gật đầu nhận lời.
Một buổi sáng, sóc lấy một tờ giấy và viết thư cho kiến. Sóc nắn nót ghi: “Tớ nhớ cậu.”. Một cơn gió đi ngang qua mang theo lá thư. Chiều hôm đó, kiến đi dạo trong rừng. Một lá thư nhè nhẹ bay xuống. Kiến reo lên: “A, thư của sóc!”.
Hôm sau, kiến ngồi bên thềm và viết thư cho sóc. Kiến không biết làm sao cho sóc biết mình rất nhớ bạn. Cậu viết: "Chào sóc!". Nhưng kiến không định chào sóc. Cậu bèn viết một lá thư khác: "Sóc thân mến!". Như thế vẫn không đúng ý của kiến. Lấy một tờ giấy mới, kiến ghi: "Sóc ơi!". Cứ thế, cậu cặm cụi viết đi viết lại trong nhiều giờ liền.
Không lâu sau, sóc nhận được một lá thư do kiến gửi đến. Thư viết: "Sóc ơi, tớ cũng nhớ cậu!".
(Theo Tun te-le-gon)

Luyện tập
Bài 19: Chữ A và những người bạn

CHỮ A VÀ NHỮNG NGƯỜI BẠN
Tôi là chữ A. Từ lâu, tôi đã nổi tiếng. Hễ nhắc đến tên tôi, ai cũng biết. Khi vui sướng quá, người ta thường reo lên tên tôi. Khi ngạc nhiên, sủng sốt, người ta cũng gọi tên tôi.
Tôi đứng đầu bảng chữ cái tiếng Việt. Trong bảng chữ cái của nhiều nước, tôi cũng được người ta trân trọng xếp ở đầu hàng. Hằng năm, cứ đến ngày khai trường, rất nhiều trẻ em làm quen với tôi trước tiên.
Tôi luôn mơ ước chỉ mình tôi làm ra một cuốn sách. Nhưng rồi, tôi nhận ra rằng, nếu chỉ một mình, tôi chẳng thể nói được với ai điều gì. Một cuốn sách chỉ toàn chữ A không thể là cuốn sách mà mọi người muốn đọc. Để có cuốn sách hay, tôi cần các bạn B, C, D, Đ, E,...
Chúng tôi luôn ở bên nhau và cần có nhau trên những trang sách. Các bạn nhỏ hãy gặp chúng tôi hằng ngày nhé!

(Theo Trần Hoài Dương)

Luyện tập
Bài 20: Nhím nâu kết bạn Bài 20: Nhím nâu kết bạn

NHÍM NÂU KẾT BẠN
Trong khu rừng nọ, có chú nhím nâu hiền lành, nhút nhát. Một buổi sáng, chủ đang kiếm quả cây thì thấy nhím trắng chạy tới. Nhím trắng vồn vã: “Chào bạn! Rất vui được gặp bạn!”. Nhím nâu lúng túng, nói lí nhí: “Chào bạn!”, rồi nấp vào bụi cây. Chú cuộn tròn người lại mà vẫn sợ hãi.
Mùa đông đến, nhím nâu đi tìm nơi để trú ngụ. Bất chợt, mưa kéo đến. Nhím nâu vội bước vào cái hang nhỏ. Thì ra là nhà nhím trắng. Nhím nâu run run: “Xin lỗi, tôi không biết đây là nhà của bạn.”. Nhím trắng tươi cười: “Đừng ngại! Gặp lại bạn, tôi rất vui. Tôi ở đây một mình, buồn lắm. Bạn ở lại cùng tôi nhé!”.
“Nhím trắng tốt bụng quá. Bạn ấy nói đúng, không có bạn bè thì thật buồn.”. Nghĩ thế, nhím nâu mạnh dạn hẳn lên. Chủ nhận lời kết bạn với nhím trắng. Cả hai cùng thu dọn, trang trí chỗ ở cho đẹp. Chúng trải qua những ngày vui vẻ, ấm áp vì không phải sống một mình giữa mùa đông lạnh giá.
(theo Minh Anh)

Luyện tập
Bài 21: Thả Diều

THẢ DIỀU

Cánh diều no gió
Sáo nó thổi vang
Sao trời trôi qua
Diều thành trăng vàng.

Cánh diều no gió
Tiếng nó trong ngần
Diều hay chiếc thuyền
Trôi trên sông Ngân.

Cánh diều no gió
Tiếng nó chơi vơi
Diều là hạt cau
Phơi trên nong trời.

Trời như cánh đồng
Xong mùa gặt hái
Diều em – lưỡi liềm
Ai quên bỏ lại.

Cánh diều no gió
Nhạc trời réo vang
Tiếng diều xanh lúa
Uốn cong tre làng.

(Trần Đăng Khoa)

CHÚNG MÌNH LÀ BẠN
Ếch ộp, sơn ca và nai vàng chơi với nhau rất thân. Ngày nào ba bạn cũng gặp nhau trò chuyện, vui chơi cùng nhau.
Sơn ca cất giọng trong vắt kể cho hai bạn nghe về bao nhiêu chuyện lạ nơi mình đã bay qua. Ếch ộp thì kể chuyện mẹ con nhà cua, nhà cá, chuyện ốc, ba ba,... Nai vàng thì kể chuyện rừng núi hùng vĩ và bí hiểm. Nhờ thế mà cả ba cùng hiểu thêm được bao nhiêu điều thú vị ở khắp mọi nơi.
Nhưng ếch ộp, sơn ca, nai vàng muốn tận mắt thấy những cảnh đã được nghe kể. Chúng quyết định đổi chỗ cho nhau: chim sơn ca thì xuống nước, ếch ốp vào rừng, còn nai vàng thì tập bay.
Sơn ca dang cánh lao xuống nước, nhưng phải vội ngoi lên bờ ngay, mình mẩy ướt sũng và ho sặc sụa. Nó hiểu ra rằng mình không thể bơi được.
Nai vàng trèo lên một mỏm đá cao rồi có chân tung mình vào khoảng không để tập bay. Huỵch! Nó rơi xuống thảm cỏ đau điếng, miệng lẩm bẩm: Mình không thể bay được.
Ếch ốp lúc đó cũng nhảy từ trong rừng ra, nói: Các bạn ơi! Tớ đói quá! Tớ chẳng tìm được cái gì ở trong rừng để ăn.
Sơn ca nói: Chúng mình mỗi người thuộc về một nơi khác nhau, mỗi người có những khả năng riêng, nhưng chúng ta vẫn mãi mãi là bạn của nhau nhé! Ếch ộp và nai vàng cùng đồng thanh: Tất nhiên rồi!

Luyện tập
Bài 22: Tớ là Lê-Gô

TỚ LÀ LÊ-GÔ
Tớ là Lê-Gô bài tập tiếng việt lớp 2Tớ là lê-gô. Nhiều bạn gọi tớ là đồ chơi lắp ráp. Các bạn có nhận ra tớ không?
Để tớ giới thiệu với các bạn về gia đình của tớ nhé. Tớ có rất nhiều anh chị em. Chúng tớ là những khối nhỏ đầy màu sắc. Hầu hết chúng tớ có hình viên gạch. Một số thành viên có hình nhân vật tí hon và các hình xinh xắn khác.
Từ những mảnh ghép nhỏ bé, chúng tớ kết hợp với nhau để tạo ra cả một thế giới kì diệu. Các bạn có thể lắp ráp nhà cửa, xe cộ, người máy,... theo ý thích. Sau đó, các bạn tháo rời ra để ghép thành những vật khác.
Chúng tớ giúp các bạn có trí tưởng tượng phong phú, khả năng sáng tạo và tính kiên nhẫn. Nào, các bạn đã sẵn sàng chơi cùng chúng tớ chưa?

Luyện tập
Bài 23: Rồng rắn lên mây

RỒNG RẮN LÊN MÂY

Rồng rắn lên mây là một trò chơi vui nhộn. Năm, sáu bạn túm áo nhau làm rồng rắn. Một bạn làm thầy thuốc, đứng đối diện với rồng rắn. Rồng rắn vừa đi vòng vèo vừa hát:
Rồng rắn lên mây
Thấy cây núc nác
Hỏi thăm thầy thuốc
Có nhà hay không?
Nếu thầy nói “không” thì rồng rắn đi tiếp. Nếu thầy nói “có” thì rồng rắn hỏi xin thuốc cho con và đồng ý cho thầy bắt khúc đuôi.
Thầy thuốc tìm cách bắt khúc đuôi. Bạn làm đầu dang tay cản thầy thuốc, bạn làm đuôi tìm cách tránh thầy. Nếu bạn khúc đuôi để thầy bắt được thì đổi vai làm thầy thuốc. Nếu bạn khúc giữa để đứt thì đổi vai làm đuôi. Trò chơi cứ thế tiếp tục.

Bài đọc 2:

Câu chuyện: Búp bê biết khóc.

Nhân dịp sinh nhật tròn 6 tuổi, Hoa được bố mẹ tặng cho con búp bê mà cô bé rất thích. Đi đâu, làm gì cô bé cũng mang búp bê theo. Hoa nhờ mẹ may nhiều quần áo đẹp cho búp bê.
Một năm sau, khi Hoa tròn 7 tuổi, bố mẹ tặng cho cô bé một món quà mới. Đó là một chú chó bông màu trắng rất xinh. Từ ngày có chó bông, Hoa chẳng ngó ngàng tới bé búp bê nữa. Hoa mang chó bông đi ngủ, đi chơi, quên hẳn cô bé búp bê góc tủ tối tăm. 
Một hôm, Hoa nằm mơ thấy em búp bê nhỏ của mình khóc thút thít:
- Chị Hoa quên em rồi sao? Em nhớ chị lắm. Hu... hu...
Nghe búp bê khóc, Hoa bật khóc theo. Khi tỉnh giấc, Hoa liền lục tìm búp bê ngay. Cô bé mừng rỡ khi thấy búp bê còn trong góc tủ. Hoa ôm búp bê vào lòng và nói khẽ: 
- Tha lỗi cho chị nhé, chúng ta sẽ mãi là bạn!
Hoa giới thiệu búp bê với em chó bông. Từ đó, Hoa chơi với búp bê và chó bông rất vui vẻ, không bỏ quên bạn nào.

Luyện tập
Bài 24: Nặn đồ chơi

NẶN ĐỒ CHƠI
Bé nặn đồ chơi, tiếng việt lớp 2Bên thềm gió mát,
Bé nặn đồ chơi.
Mèo nằm vẫy đuôi,
Tròn xoe đôi mắt.

Đây là quả thị,
Đây là quả na,
Quả này phần mẹ,
Quả này phần cha.
 
Đây chiếc cối nhỏ
Bé nặn thật tròn,
Biếu bà đấy nhé,
Giã trầu thêm ngon.

Đây là thằng chuột
Tặng riêng chú mèo
Mèo ta thích chí
Vểnh râu “meo meo”!
 
Ngoài hiên đã nắng,
Bé nặn xong rồi.
Đừng sờ vào đấy,
Bé còn đang phơi.

Luyện tập
Bài 25: Sự tích hoa tỉ muội

SỰ TÍCH HOA TỈ MUỘI
Sự tích hoa tỉ muội, (hoa hai chị em) bài tập tiếng việt lớp 2Ngày xưa, có hai chị em Nết và Na mồ côi cha mẹ, sống trong ngôi nhà nhỏ bên sườn núi. Nết thương Na, cái gì cũng nhường em. Đêm đông, gió ù ù lùa vào nhà, Nết vòng tay ôm em:
- Em rét không?
Na ôm choàng lấy chị, cười rúc rích:
- Ấm quá!
Nết ôm em chặt hơn, thầm thì:
- Mẹ bảo, chị em mình là hai bông hoa hồng, chị là bông to, em là bông nhỏ. Chị em mình mãi bên nhau nhé!
Na gật đầu. Hai chị em cứ thế ôm nhau ngủ.
Năm ấy, nước lũ dâng cao, Nết cõng em chạy theo dân làng đến nơi an toàn. Hai bàn chân Nết rớm máu. Thấy vậy, Bụt thương lắm. Ông giơ gậy thần lên. Kì lạ thay, bàn chân Nết bỗng lành hẳn. Nơi bàn chân Nết đi qua, mọc lên những khóm hoa đỏ thắm. Hoa kết thành chùm, bông hoa lớn che chở cho nụ hoa bé nhỏ. Chúng cũng đẹp như tình chị em của Nết và Na.
Dân làng đặt tên cho loài hoa ấy là hoa tỉ muội(hoa chị em).

CÂU CHUYỆN HAI ANH EM

Ở cánh đồng nọ, có hai anh em cày chung một đám ruộng. Ngày mùa đến, họ gặt lúa và chất thành hai đống bằng nhau, để cả ở ngoài đồng. Đếm hôm ấy, người em nghĩ thương anh nên đã ra đồng lấy lúa của mình bỏ thêm vào phần của anh. Cũng đêm ấy, người anh bàn với vợ rồi ra đồng lấy lúa của mình bỏ thêm vào phần của em. Sáng hôm sau, hai anh em cùng ra đồng. Họ rất đỗi ngạc nhiên khi thấy hai đống lúa vẫn bằng nhau. Cho đến một đêm, hai anh em cùng nhau ra đồng, rình xem vì sao có chuyện kì lạ đó. Họ thấy mỗi người đều ôm trong tay những bó lúa định bỏ thêm cho người kia. Cả hai xúc động, ôm chầm lấy nhau. Qua câu chuyện chúng ta rút ra bài học: Anh chị em trong một nhà phải luôn yêu thương nhau, biết lo cho nhau, biết nhường nhịn nhau,…

Luyện tập
Bài 25: Em mang về yêu thương

EM MANG VỀ YÊU THƯƠNG
Mẹ, mẹ ơi em bé
Từ đâu đến nhà ta
Nụ cười như tia nắng
Bàn tay như nụ hoa
Bước chân đi lẫm chẫm
Tiếng cười vang sân nhà?

Hay bé từ sao xuống
Hay từ biển bước lên
Hay bé trong quả nhãn
Ông trồng cạnh hàng hiên?

Hay bé theo cơn gió
Nằm cuộn tròn trong mây
Rồi biến thành giọt nước
Rơi xuống nhà mình đây?

Mỗi sáng em thức giấc
Là như thể mây, hoa
Cùng nắng vàng biển rộng
Mang yêu thương vào nhà.

(Minh Đăng)

Luyện tập
Bài 27 Mẹ

Mẹ
Bài thơ Mẹ: Lặng rồi cả tiếng con ve. Sách bài tập tiếng việt lớp 2Lặng rồi cả tiếng con ve
Con ve cũng mệt vì hè nắng oi.
Nhà em vẫn tiếng ạ ời
Kẽo cà tiếng võng mẹ ngồi mẹ ru.
Lời ru có gió mùa thu
Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về.
Những ngôi sao thức ngoài kia
Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con.
Đêm nay con ngủ giấc tròn
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.

(Trần Quốc Minh)


Sự tích cây vú sữa
1. Ngày xưa, có một cậu bé ham chơi. Một lần, bị mẹ mắng, cậu vùng vằng bỏ đi. Cậu la cà khắp nơi, chẳng nghĩ đến mẹ ở nhà mỏi mắt chờ mong.
2. Một hôm, vừa đói vừa rét, cậu mới tìm đường về nhà.
Ở nhà, cảnh vật vẫn như xưa, nhưng không thấy mẹ đâu. Cậu khản tiếng gọi mẹ, rồi ôm lấy một cây xanh trong vườn mà khóc. Cây xanh bỗng run rẩy. Từ các cành lá, những đài hoa bé tí trổ ra, nở trắng như mây. Hoa tàn, quả xuất hiện, lớn nhanh, da căng mịn, xanh óng ánh, rồi chín. Một quả rơi vào lòng cậu.
3. Môi cậu vừa chạm vào, một dòng sữa trắng trào ra, ngọt thơm như sữa mẹ.
Cậu nhìn lên tán lá. Lá một mặt xanh bóng, mặt kia đỏ hoe như mắt mẹ khóc chờ con. Cậu bé oà khóc. Cây Xoà cành ôm cậu, như tay mẹ âu yếm vỗ về.
Trái cây thơm ngon ở vườn nhà cậu bé, ai cũng thích. Họ đem hạt gieo trồng khắp nơi và gọi đó là cây vú sữa.

 

 

Luyện tập
Bài 28: Trò chơi của bố

TRÒ CHƠI CỦA BỐ

TRÒ CHƠI CỦA BỐ
Bố luôn dành cho Hường những điều ngạc nhiên. Lúc rảnh rỗi, hai bố con ngồi chơi với nhau như đôi bạn cùng tuổi.
Có lần, hai bố con chơi trò chơi “ăn cỗ”. Hường đưa cái bát nhựa cho bố:
- Mời bác xơi!
Bố đỡ bằng hai tay hẳn hoi và nói:
- Xin bác. Mời bác xơi!
- Bác xơi nữa không ạ?
- Cảm ơn bác! Tôi đủ rồi.
Hai bố con cùng phá lên cười. Lát sau, hai bố con đổi cho nhau. Bố hỏi:
- Bác xơi gì ạ?
- Dạ, xin bác bát miến ạ.
- Đây, mời bác.
Hường đưa tay ra cầm lấy cái bát nhựa. Bố bảo:
- Ấy, bác phải đỡ bằng hai tay. Tôi đưa cho bác bằng hai tay cơ mà!
Năm nay, bố đi công tác xa. Đến bữa ăn, nhìn hai bàn tay của Hường lễ phép đón bát cơm, mẹ lại nhớ đến lúc hai bố con chơi với nhau. Mẹ nghĩ, Hường không biết rằng ngay trong trò chơi ấy, bố đã dạy con một nết ngoan.

Luyện tập
Bài 29: Cánh cửa nhớ bà

CÁNH CỬA NHỚ BÀ
Cánh cửa nhớ bà, tiếng việt lớp 2 kết nối tri thứcNgày cháu còn thấp bé
Cánh cửa có hai then
Cháu chỉ cài then dưới
Nhờ bà cài then trên.

Mỗi năm cháu lớn lên
Bà lưng còng cắm cúi
Cháu cài được then trên
Bà chỉ cài then dưới.

Nay cháu về nhà mới
Bao cánh cửa - ô trời
Mỗi lần tay đẩy cửa
Lại nhớ bà khôn nguôi!

(Đoàn Thị Lam Luyến)

Luyện tập
Bài 30: Thương Ông

THƯƠNG ÔNG

Bài thơ Thương Ông, tiếng việt lớp 2
Ông bị đau chân
Nó sưng nó tấy
array_input_init
Đi phải chống gậy
Khập khiễng khập khà
Bước lên thềm nhà
Nhấc chân quá khó.

Thấy ông nhăn nhó
Việt chơi ngoài sân
Lon ton lại gần
Âu yếm nhanh nhảu:
"Ông vịn vai cháu
Cháu đỡ ông lên".

Ông bước lên thềm
Trong lòng vui sướng,
Quẳng gậy, cúi xuống
Quên cả đớn đau:
"Ôm cháu xoa đầu
Hoan hô thằng bé
Bé thế mà khỏe
Vì nó thương ông".

(Tú Mỡ)

Luyện tập
Bài 31: Ánh sáng của yêu thương

ÁNH SÁNG CỦA YÊU THƯƠNG

Hôm ấy, bố vắng nhà, mẹ bị đau bụng dữ dội. Ê-đi-xơn liền chạy đi mời bác sĩ.

Bác sĩ đến khám bệnh và cho biết mẹ của Ê-đi-xơn đau ruột thừa, phải mổ gấp. Nhưng trời cứ tối dần, với ánh đèn dầu tù mù, chẳng thể làm gì được. Ê-đi-xơn lo lắng. Thấy mẹ đau đớn, cậu mếu máo: “Xin bác sĩ cứu mẹ cháu!”. Bác sĩ ái ngại nói: “Đủ ánh sáng, bác mới mổ được cháu ạ!”.

Ánh sáng của yêu thương, Tiếng việt lớp 2, Câu chuyện của Ê-đi-xơn thương mẹ, thông minh, hiếu thảoThương mẹ, Ê-đi-xơn ôm đầu suy nghĩ. Làm thế nào để cứu mẹ bây giờ? Đột nhiên, cậu trông thấy ánh sáng của ngọn đèn hắt lại từ mảnh sắt tây trên tủ. Nét mặt cậu rạng rỡ hẳn lên. Ê-đi-xơn vội chạy sang nhà hàng xóm, mượn về một tấm gương. Lát sau, đèn nến trong nhà được cậu thắp lên và đặt trước gương. Căn phòng bỗng ngập tràn ánh sáng.

Nhìn căn phòng sáng trưng, bác sĩ rất ngạc nhiên, bắt tay ngay vào việc. Ca mổ thành công, mẹ của Ê-đi-xon đã được cứu sống.

Luyện tập
Bài 32: Chơi chong chóng

CHƠI CHONG CHÓNG

An yêu thích những chiếc chong chóng giấy. Mỗi chiếc chong chóng chỉ có một cái cản nhỏ và dài, một đầu gắn bốn cảnh giấy mỏng, xinh như một bông hoa. Nhưng mỗi lần quay, nó mang lại bao nhiêu là tiếng cười và sự háo hức. An thích chạy thật nhanh để những cánh giấy không ngừng quay trong gió. Gió lướt qua cánh chong chóng tạo ra tiếng u u rất lạ.


An thường rủ bé Mai chơi chong chóng và thi xem ai thắng. Hai anh em chạy quanh sân cho chong chóng quay, rồi đột ngột dừng lại. Chong chóng của ai dừng quay trước thì người đó thua. An chạy nhanh hơn nên chong chóng quay lâu hơn. Thua mãi, Mai buồn thiu. An liền cho em giơ chong chóng ra trước quạt máy, còn mình thì phùng má thổi phù phù cho chong chóng quay. Mai cười toe vì thắng. Bây giờ cũng giống như anh, Mai cũng rất mê những chiếc chong chóng.

Luyện tập