LỚP 2


Đề cương ôn tập giữa học kỳ I(Dạng 1)
Đề cương ôn tập giữa học kỳ I(Dạng 1)

Đề Cương Ôn Tập Môn Toán Lớp 2 - Giữa Học Kỳ I

Bài 1: Sắp xếp và Viết số

  • a) Sắp xếp các số: Điền các số ..., ..., ..., ..., ..., vào ô trống từ nhỏ đến lớn.
  • b) Viết theo thứ tự giảm dần: Sắp xếp lại các số trên theo thứ tự từ lớn đến nhỏ.

Bài 2: Phép Tính Cộng và Trừ

  • Đặt tính rồi giải các phép cộng và trừ.

Bài 3: Ghép Nối

  • Nối mỗi phép tính với kết quả đúng của nó.

Bài 4: Toán Đố

  • Giải bài toán có lời văn, áp dụng kiến thức đã học để tìm lời giải.

Bài 5: Hình Học

  • Xác định số hình tam giác trong hình vẽ bên.

Bài 6: Dãy Số

  • Tìm số lượng các số có hai chữ số: ....... chữ số.
  • Số bé nhất có hai chữ số là: ......
  • Số lớn nhất có hai chữ số là: ......

Bằng cách cập nhật các thông tin cụ thể vào các dấu "......", giáo viên và học sinh có thể sử dụng đề cương này để ôn tập hiệu quả hơn.

Đề cương ôn tập này sử dụng phần mềm tạo số ngẫu nhiên, phù hợp với chương trình môn Toán lớp 2 giữa học kỳ I. Phần mềm này được thiết kế không chỉ để các em học thuộc lòng mà nhằm phát triển kiến thức thực sự phù hợp với năng lực của từng học sinh. Nó cũng giúp giáo viên đánh giá chính xác năng lực học tập của học sinh.

Phần mềm này có tính năng chấm điểm tự động ngay khi bài được nộp, giúp giảm thiểu thời gian chấm bài của giáo viên. Nó còn chỉ ra những lỗi sai trong các bài làm, giúp học sinh sửa sai nhanh chóng và hiệu quả, từ đó giúp kiến thức được ghi nhớ lâu hơn.

Đề cương ôn tập giữa học kỳ I(Dạng 2)
Đề cương ôn tập giữa học kỳ I(Dạng 2)

Cấu trúc đề thì kiểm tra toán lớp 2, giữa học kỳ 1, phép cộng có nhớ(Đề 2A)

Bài 1: Điền dấu >, <, = vào ô trống

Bài 2: Nối phép tính

Bài 3: Tính nhẩm

Bài 4: Một cửa hàng buổi sáng bán được ... lít dầu, buổi chiều bán được nhiều hơn buổi sáng ... lít dầu. Hỏi buổi chiều bán được bao nhiêu lít dầu?

Bài 5: Dạng toán hình học

Bài 6: Lan nhiều hơn Huệ 10 tuổi, Mai ít hơn Lan 4 tuổi. Hỏi Mai nhiều hơn Huệ bao nhiêu tuổi?

Đề kiểm tra giữa học kỳ 1(Dạng 3)
Đề kiểm tra giữa học kỳ 1(Dạng 3)

Bài 1: Đúng ghi Đ sai ghi S vào ô trống.

Bài 2: Đặt rồi tính:

Bài 3: Tính nhẩm

Bài 4: Giải bài toán theo sơ đồ sau:

Bài 5:  Hình học

Bài 6: Viết các số 1; 2; 3; 4; 5; 6. vào mỗi ô trống trên hình tam giác bên dưới sao cho tổng các số trên mỗi cạnh của hình tam giác đều bằng 9.

Đề cương ôn tập giữa học kỳ I(Dạng 4)
Đề cương ôn tập giữa học kỳ I(Dạng 4)

Mỗi đề thi là một dạng bài tập

Bài 1: Viết số thích hợp vào ô trống?

Bài 2: Đặt rồi tính tổng biết các số hạng là:

Bài 3: Nối phép tính trong hình chữ nhật với kết quả đúng trong hình tròn?

Bài 4: Mẹ hái được ... quả cam. Anh hái được ... quả cam. Hỏi cả hai người hái được bao nhiêu quả cam?

Bài 5: Hình vẽ bên có:

a). Có ...... hình vuông
b). Có ...... hình chữ nhật.
Bài 6: Tổng của hai số là số liền sau số ... . Số hạn thứ nhất là số bé nhất có hai chữ số. Số hạn thứ hai là số bao nhiêu?
Đề thi online toán lớp 2 giữa học kỳ 1(Dạng 5)
Đề thi online toán lớp 2 giữa học kỳ 1(Dạng 5)

Bài 1: Cái cặp nặng bao nhiêu ki-lô-gam?

Bài 2: Đặt rồi tính: 33 và 62; 19 và 21...

Bài 3: Tính 43+28= ...; 56+19=...

Bài 4: Viết số thích hợp vào dấu chấm.

Hình vẽ bên có: 

a). Có ...... hình chữ nhật
b). Có ...... hình tứ giác.
 
Bài 5: Khi Mẹ 30 tuổi thì con được 7 tuổi. Hỏi lúc mẹ 25 tuổi thì con bao nhiêu tuổi?

 

Ếch xanh đi học

I. ĐỌC THÀNH TIẾNG:

ẾCH XANH ĐI HỌC

Trốn học đi chơi, Ếch Xanh gặp nạn. May mà mẹ nó tới kịp thời để cứu. Ếch Xanh hỏi mẹ: - Mẹ ơi, mặt đất rộng lắm, trời cao lắm phải không ạ? Trời không phải là cái vung đúng không mẹ? - Con muốn biết mặt đất như thế nào, trời là cái gì thì con phải đi học. Ếch Xanh theo mẹ đến trường. Chú không trốn học nữa. Kìa chú đang ngồi trong lớp của thầy giáo Cóc. Thầy đứng trên bục, tay cầm thước chỉ vào từng chữ trên bảng. Cả lớp đọc theo thầy, giọng Ếch đồng thanh nghe rất to và rất vang.


Đoạn văn "Ếch Xanh đi học" trong sách giáo khoa tiếng Việt lớp 2 mang nhiều bài học sâu sắc cho các em học sinh. Đầu tiên, câu chuyện này nhấn mạnh giá trị của việc học tập thông qua hình ảnh Ếch Xanh, một nhân vật tưởng chừng như nghịch ngợm khi quyết định trốn học để đi chơi nhưng sau đó đã gặp phải rắc rối.

Phân tích các yếu tố cụ thể trong đoạn văn:

  1. Hình ảnh Ếch Xanh trốn học và gặp nạn: Đây là một minh họa rõ nét về hậu quả của việc không tuân thủ nội quy và bỏ bê việc học. Câu chuyện sử dụng tình huống này để cảnh báo các em về tầm quan trọng của việc ở trường và học tập an toàn dưới sự giám sát của người lớn.

  2. Câu hỏi của Ếch Xanh về thế giới xung quanh: Sự tò mò tự nhiên của Ếch Xanh về mặt đất và bầu trời là một yếu tố phát triển nhân vật, cho thấy khát khao hiểu biết và khám phá thế giới. Điều này nhấn mạnh rằng trẻ em cần được giáo dục để hiểu biết thêm về thế giới xung quanh mình.

  3. Lời khuyên của mẹ Ếch Xanh: Khi mẹ Ếch Xanh nói rằng để hiểu biết về thế giới, Ếch Xanh cần phải đi học, đây là một thông điệp quan trọng về vai trò của giáo dục trong việc mở rộng kiến thức và tầm nhìn của con người.

  4. Quay trở lại trường học: Quyết định của Ếch Xanh đi theo mẹ đến trường và không trốn học nữa cho thấy sự chín chắn và học hỏi từ sai lầm của mình. Đây là một bước tiến trong sự phát triển nhân cách của Ếch Xanh.

  5. Môi trường học tập trong lớp: Hình ảnh thầy giáo Cóc đứng trên bục giảng, sử dụng thước chỉ bảng và cả lớp đọc theo giọng đồng thanh to và vang là biểu hiện của sự tương tác tích cực và học tập có hệ thống trong lớp học.

Tổng thể, đoạn văn không chỉ mang tính giáo dục cao về mặt nội dung mà còn thông qua cách kể chuyện cuốn hút để truyền đạt các giá trị như sự tò mò, trách nhiệm, và tầm quan trọng của việc học hành nghiêm túc. Đây là những bài học quan trọng giúp trẻ phát triển nhân cách và tri thức.

MÙA LÀM NƯƠNG

Tiết 1: Đọc Hiểu và trả lời câu hỏi:

MÙA LÀM NƯƠNG

Những con chim pít báo hiệu mùa màn từ miền xa lại bay về. Ngoài nương rẫy, lúa đã chín vàng rực. Ở đây mùa gặt hái bao giờ cũng trúng vào tháng mười, tháng mười một, những ngày tháng vui vẻ nhất trong năm, và mỗi năm hạt lúa chỉ đậu trên tay người ta có một lần: tháng hai phát rẫy, tháng tư thì đốt, hạt lúa tra dưới ...

BÚP BÊ

Tiết 2: Đọc hiểu  và trả lời câu hỏi:

BÚP BÊ

Đôi mắt búp bê đen láy thỉnh thoảng lại chớp chớp như một em bé mới đáng yêu làm sao. Búp bê có bộ tóc vàng óng và được cài thêm một chiếc nơ xinh xinh. Em buộc cho búp bê hai bím tóc vắt vẻo ở hai bên, làn tóc mai cong cong ôm gọn lấy khuôn mặt trái xoan bầu bỉnh ửng hồng. Búp bê mặt bộ váy hoa được viền những đăng ten đủ màu sặc sỡ. Búp bê có đôi môi đỏ như sơn và chiếc miệng nhỏ nhắn hình trái tim. Những ngón tay thon thon như những búp măng. Đôi bàn chân được đeo hài óng ánh hạt cườm rất đẹp.

MÙA THU SANG

MÙA THU SANG

Cứ mỗi độ thu sang

Hoa cúc lại nở vàng

Ngoài vườn hương thơm ngát,

Ong bướm bay rộn ràng.

Em cắp sách tới trường

Nắng tươi rải trên đường,

Trời xanh cao gió mát,

Đẹp thay lúc thu sang!

LÊN CAO

Tiết 4: LÊN CAO

Kìa anh thợ điện lên cao!

Chào anh, gió hát rì rào hàng dương.

Líu lo chim hót yêu thương

Từng đôi sà xuống, lượn vòng quanh anh

Trời xanh xanh, đất xanh xanh

Bóng anh đứng giữa mênh mông đất trời

Mắc muôn dòng điện sáng ngời

Về nơi xóm vắng, về nơi thị thành

Mai sau em lớn bằng anh

Em đi mắc điện sáng quanh địa cầu.

 

HOÀNG HÔN TRÊN SÔNG HƯƠNG

Tập đọc lớp 2: tiết 5: HOÀNG HÔN TRÊN SÔNG HƯƠNG

Mùa thu gió thổi bay về cửa sông, phía dưới cầu Tràng Tiền đen sẫm lại, trong khi phía trên này, lên mãi Kim Long, mặt sông sáng màu ngọc lam in những vệt mây hồng rực rỡ của trời chiều. Hình như con sông Hương rất nhạy cảm với ánh sáng nên đến lúc tối hẳn, đứng trên cầu chăm chú nhìn xuống, người ta vẫn còn thấy những mảng sắc mơ hồng, ửng lên một thứ ảo giác trên mặt nước tối thẳm. Phố ít người, con đường ven sông như dài thêm ra dưới vòm lá xanh của hai hàng cây.

RỪNG MƠ

Giữa mùa hoa mơ nở
Bước chân vào Hương Sơn
Núi vì hoa trẻ mãi
Đời đời tên núi Thơm
Rừng mơ ôm lấy núi
Mây trắng đọng thành hoa

Gió chiều đông gờn gợn
Hương bay gần bay xa
Trên thung sâu vắng lặng
Những đài hoa thanh tân
Uống dạt dào mảnh đất
Kết đọng một mùa xuân.

THÁC Y-A-LI

Tập đọc lớp 2 Tiết 7: THÁC Y-A-LI

Chuyện lạ mà có thực, ở Tây Nguyên có một hồ rộng mênh mông nằm trên dãy núi Chư-pa. Con sông Pô-cô chảy từ Kon Tum về tới đây bị dãy núi Chư-pa chắn ngang, tạo nên một hồ nước tuyệt đẹp ở lưng chừng trời.

Ở phía bờ đông bắc, mặt hồ phẳng lặng như gương. Những cây gỗ tếch xòe tán rộng soi bóng xuống mặt nước. Nhưng về phía bờ tây...

CỬA TÙNG

Tiết 8: CỬA TÙNG

Thuyền chúng tôi đang xuôi dòng Bến Hải, con sông in đậm dấu ấn lịch sử của một thời chống Mỹ cứu nước. Đôi bờ thôn xóm mướt màu xanh, lũy tre làng và những rặng phi lao rì rào gió thổi.

Từ cầu Hiền Lương, thuyền chúng tôi xuôi khoản sáu cây số nữa là đã gặp biển cả mênh mông. Nơi dòng Bến Hải gặp sóng biển khơi ấy chính là Cửa Tùng. Bãi cát ở đây được ngợi ca là “Bà chúa của các bãi tắm”. Diệu kỳ thay, trong một ngày, Cửa Tùng có ba màu nước biển. Bình minh, mặt trời như chiếc thau đồng đỏ ối chiếu xuống mặt biển, nước biển nhuộm màu hồng nhạt. Trưa nước biển xanh lơ và khi chiều tà thì đổi sang màu xanh lục.

Người xưa đã ví bờ biển Cửa Tùng giống như một chiếc lược đồi mồi cài vào mái tóc bạch kim của sóng biển.

Theo THỤY CHƯƠNG

CÁI TRỐNG

Tiết 9: CÁI TRỐNG

Trống trông mới oi vệ làm sao! Thân trống tròn trùng trục như cái chum sơn đỏ. Bụng trống phình ra, hai đầu khum lại. Tang trống được ghép lại bằng những mảnh gỗ rắn chắc. Ngang lưng trống quấn hai vành đai to, có móc treo. Hai mặt trống được bịt kín bằng hai miếng da trâu to. Hai đầu trống được đóng chi chít những chiếc đinh tre ghim chặt tang trống với mặt trống. Mặt trống căng phẳng phiu, nhẵn bóng, sờ tay vào mát rượi.

theo: NGUYỄN THÙY DƯƠNG

Lời giải và đáp án:

câu 1. trả lời B(A là nhận xét, B tả bụng trống)

câu 2. trả lời A(B tả hai đầu trống, C tả mặt trống)

câu 3. trả lời C(Hai vành đai to quấn ngang lưng trống)

câu 4. trả lời B(chỉ hoạt động của người làm trống)

 

 

CÁNH DIỀU

Tiết 10: CÁNH DIỀU

Cánh diều của trẻ con chúng tôi mềm mại như cánh bướm, thanh sạch vì không hề vụ lợi. Trong khi người lớn chạy bật móng chân để rong diều thì đám mục đồng chúng tôi sướng đến phát dại nhìn lên trời. Sáo lông ngỗng vi vu trầm bổng. Sáo đơn rồi sáo kép, sáo bè … như gọi thấp xuống vì những sao sớm.

Ban đêm trên bãi thả diều thật không còn gì huyền ảo hơn. Có cảm giác diều đang trôi,… người lớn về dần, bỏ mặt chúng tôi với bầu trời, một tấm thảm nhung khổng lồ. Chúng tôi chỉ còn trăng, sao và những cánh diều.

theo TẠ DUY ANH

Trả lời câu hỏi

câu 1. trả lời a(b chỉ là nhận xét); câu 2. trả lời a (người lớn chỉ rong diều ban ngày); câu 3 trả lời a(chỉ còn có trăng chỉ tính chất) câu 4 trả lời B(Chỉ vẻ đẹp cánh diều)

SẦU RIÊNG

Tiết 11: SẦU RIÊNG
Nhà ai vừa chín quả đầu
Đã nghe gió thổi vườn sau thơm lừng
Lá chiều ngủ khép ung dung
Để cùng dậy với tưng bừng nắng mai
Vàng thơm sau lớp vỏ gai
Múi to, mật ngọt cho ai thỏa lòng
Mời cô, mời bác ăn cùng
Sầu riêng mà hóa vui chung trăm nhà.
PHẠM HỔ

Đáp án:
Câu 1 trả lời c;
câu 2 trả lời c;
câu 3 trả lời c(Lá thế nào)
câu 4 trả lời a(trạng thái của người khi vui)

ĐÔI QUE ĐAN

Tiết 12 : ĐÔI QUE ĐAN
Mũ đỏ cho bé
Khăn đen cho bà
Áo đẹp cho em
Áo ấm cho cha
Từ đôi que đan
Từ tay chị nữa
Dần dần hiện ra
Ôi đôi que đan
Sao mà chăm chỉ
Sao mà giản dị
Sao mà dẻo dai…
PHẠM HỔ
Ghi chú:
Câu 1: c
Câu 2: c(a và b đều thiếu c gộp a và b)
Câu 3: b(chăm chỉ trái nghĩa với lười biếng)
Câu 4: c (Đặc điểm của que đan)