I. Toán » Bài 7: Thứ tự thực hiện các phép tính


II. Hướng dẫn Bài 7: Thứ tự thực hiện các phép tính

1. Nhắc lại về biểu thức
Các số được nối với nhau bởi dấu các phép tính (cộng, trừ, nhân, chia, nâng lên lũy thừa) làm thành một biểu thức.
Một số cũng được coi là một biểu thức.
Chú ý: Trong một biểu thức có thể có các dấu ngoặc để chỉ thứ tự thực hiện các phép tính.
2. Thứ tự thực hiện các phép tính
a) Đối với biểu thức không có dấu ngoặc 
- Nếu chỉ có các phép cộng, trừ hoặc chỉ có các phép nhân, chia, ta thực hiện các phép tính theo thứ tự từ trái sang phải.
- Nếu có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia, nâng lên lũy thừa, ta thực hiện phép tính nâng lên lũy thừa trước, rồi đến phép nhân và phép chia, cuối cùng đến phép cộng và trừ.
b) Đối với biểu thức có dấu ngoặc: 
Nếu các biểu thức có các dấu ngoặc: ngoặc tròn (), ngoặc vuông [], ngoặc nhọn {} ta thực hiện theo thứ tự sau:() → [] → {}.
Chú ý: Khi bạn đăng nhập thì điểm được ghi nhận như sau:

  • Có 10 câu hỏi
  • Đúng 1 câu được cộng 1 điểm
  • Sai 1 câu bị trừ 1 điểm
  • Làm cho đến khi nào tất cả các câu đều đúng là hoàn thành bài học

Chúc các em học tốt bài học này


III. Kết quả học tập

Bạn Lớp Trường Địa chỉ Điểm Ghi chú SL Thời gian
Nguyen Dinh Minh 5/1 Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi Liên Chiểu, Đà Nẵng 20 30 00:20:09

IV. Thảo luận, nhận xét, gói ý Đăng nhập để bình luận


V. Các bài học khác cùng chủ đề Toán