LỚP 4
Tuần 31: Chính tả:
Nghe - viết: Nghe lời chim nói
Lắng nghe loài chim nói
Về những cánh đồng quê
Mùa nối mùa bận rộn
Đất với người say mê
Lắng nghe loài chim nói
Về thành phố, tầng cao
Về ngăn sông, bạt núi
Điện tràn đến rừng sâu
Và bạn bè nơi đâu
Và những điều mới lạ...
Cây ngỡ ngàng mắt lá
Nắng ngỡ ngàng trời xanh.
Tuần 32: chính tả:
Nghe - viết: Vương quốc vắng nụ cười (từ đầu đến trên những mái nhà)
Ngày xửa ngày xưa, có một vương quốc buồn chán kinh khủng chỉ vì cư dân ở đó không ai biết cười. Nói chính xác là chỉ có rất ít trẻ con cười được, còn người lớn thì hoàn toàn không. Buổi sáng, mặt trời không muốn dậy, chim không muốn hót, hoa trong vườn chưa nở đã tàn. Ra đường gặp toàn những gương mặt rầu rĩ, héo hon. Ngay kinh đô là nơi nhộn nhịp cũng chỉ nghe thấy tiếng ngựa hí, tiếng sỏi đá lạo xạo dưới bánh xe, tiếng gió thở dài trên những mái nhà…
Tuần 33: Tình yêu và cuộc sống
Chính tả: Nhớ viết: Ngắm trằng. Không đề
Ngắm trăng
Trong tù không rượu cũng không hoa.
Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ.
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.
Không đề.
Đường non khách tới hoa đầy
Rừng sâu quân đến, tung bay chim ngàn
Việc quân việc nước đã bàn,
Xách bương, dắt trẻ ra vườn tưới rau.
Tuần 34: Tình yêu và cuộc sống
Chính tả Nghe - Viết: Nói ngược
Bao giờ cho đến tháng ba
Ếch cắn cổ rắn tha ra ngoài đồng
Hùm nằm cho lợn liếm lông,
Một chục quả hồng nuốt lão tám mươi.
Nắm xôi nuốt trẻ lên mười,
Con gà, nậm rượu nuốt người lao đao
Lươn nằm cho trúm bò vào,
Một đàn cào cào đuổi bắt cá rô.
Thóc giống cắn chuột trong bồ,
Một trăm lá mạ đổ vồ con trâu.
Chim chích cắn cổ diều hâu,
Gà con tha quạ biết đâu mà tìm.
Tuần 35: Ôn tập cuối học kỳ II
Tiết 5: Nghe - Viết: Nói với em
Nếu nhắm mắt trong vườn lộng gió
Sẽ được nghe nhiều tiếng chim hay
Tiếng lích rích chim sâu trong lá,
Con chìa vôi vừa hót vừa bay.
Nếu nhắm mắt nghe bà kể chuyện
Sẽ được nhìn thấy các bà tiên
Thấy chú bé đi hài bảy dặm
Quả thị thơm, cô Tấm rất hiền.
Nếu nhắm mắt nghĩ về cha mẹ
Đã nuôi em khôn lớn từng ngày
Tay bồng bế, sớm khuya vất vả
Mắt nhắm rồi, lại mở ra ngay
Tuần 35 tiết 8: Ôn tập cuối học kỳ 2
Chính tả nghe viết: Trăng lên
Ngày chưa tắt hẳn, trăng đã lên rồi.
Mặt trăng tròn, to và đỏ, từ từ lên ở chân trời, sau rặng tre đen của làng xa. Mấy sợi mây con vắt ngang qua, mỗi lúc mảnh dần, rồi đứt hẳn. Trên quãng đồng rộng, cơn gió nhẹ hiu hiu đưa lại, thoang thoảng những hương thơm ngát.
Tuần 9: Chính tả:
Nghe – viết: Thợ rèn
Giữa trăm nghề, làm nghề thợ rèn
Ngồi xuống nhọ lưng, quệt ngang nhọ mũi
Suốt tám giờ chân than mặt bụi
Giữa trăm nghề chọn nghề thợ rèn.
Làm thợ rèn mùa hè có nực
Quai một trận nước tu ừng ực
Hai vai trần bóng nhẫy mồ hôi
Cũng có khi thấy thở qua tai.
Làm thợ rèn vui như diễn kịch
Râu bằng than mọc lên bằng thích
Nghịch ở đây già trẻ như nhau
Nên nụ cười nào có tắt đâu.
Chương 2: Bốn phép tính cơ bản
1. Phép cộng và phép trừ
Luyện tâp:
Bài tập này tạo ra các số ngẫu nhiên từ 1000 đến 999999, tạo ngẫu nhiên hai phép tính cộng hoặc trừ, cho học sinh luyện tập.
Tính rồi thử lại theo mẫu: Tham khảo phần luyện tập SGK trang 40
Luyện tập trang 46 SGK toán lớp 4
Tính bằng cách thuận tiện nhất
Áp dụng: Tính chất cơ bản của phép cộng
* Tính chất giao hoán của phép cộng
* Tính chất kết hợp của phép cộng
Bài toán: Tổng của hai số là 70. Hiệu của hai số là 10. Tìm hai số đó?
Bài giải:
Cách 1:
Hai lần số bé là: 70 - 10 =60
Số bé là: 60 : 2 = 30
Số lớn là: 30 + 10 =40
Đáp số: Số lớn: 40
Số bé: 30
Cách 2:
Hai lần số lớn là: 70 : 10 = 80
Số lớn là 80 : 2 = 40
Số bé là: 40 - 10 = 30
Đáp số: Số lớn: 40
Số bé: 30
Kết Luận: Nhớ công thức:
Số bé = (Tổng - Hiệu) : 2
Số lớn = (Tổng + Hiệu) : 2
Chú ý:
- Trong bài tập này nó sẽ tạo ra ngẫu nhiên trong trong hai cách giải. Bạn phải đọc đề cho cẩn thận
- Các số được tạo ra ngẫu nhiên nhỏ hơn 1000
0|Lớp 4A có 28 học sinh. Số học sinh nam nhiều hơn số học sinh nữ là 4 em. Hỏi lớp 4A có bao nhiêu học sinh nam, bao nhiêu học sinh nữ?|Số học sinh nam của lớp 4A là:|Số học sinh nữ của lớp 4A là:|28|4|Học sinh nam:|Học sinh nữ:|(học sinh)
0|Tuổi bố và tuổi con cộng lại được 58 tuổi. Bố hơn con 38 tuổi. Hỏi bố bao nhiêu tuổi, con bao nhiêu tuổi?|Số tuổi bố là:|Số tuổi con là:|58|38|Tuổi bố:|Tuổi con:|(tuổi)
1|Hai lớp 4A và 4B trồng được 600 cây. Lớp 4A trồng được ít hơn lớp 4B là 50 cây. Hỏi mỗi lớp trồng được bao nhiêu cây?|Số cây lớp 4A trồng được là:|Số cây lớp 4B trồng được là:|600|50|Lớp 4A:|Lớp 4B|(cây)
1|Tuổi chị và tuổi em cộng lại được 36 tuổi. Em kém chị 8 tuổi. Hỏi chị bao nhiêu tuổi, em bao nhiêu tuổi?|Số tuổi em là:|Số tuổi chị là:|36|8|Tuổi em:|Tuổi chị:|(tuổi)
0|Một thư viện trường học cho HS mượn 65 quyển sách gồm 2 loại: Sách giáo khoa và sách đọc thêm. Số sách giáo khoa nhiều hơn số sách đọc thêm 17 quyển. Hỏi thư viện đó đã cho học sinh mượn mỗi loại bao nhiêu quyển sách?|Số sách giáo khoa thư viện cho mượn là:|Số sách đọc thêm thư viện cho mượn là:|65|17|Sách giáo khoa:|Sách đọc thêm:|(cuốn)
1|Hai phân xưởng làm được 1200 sản phẩm. Phân xưởng thứ nhất làm được ít hơn phân xưởng thứ hai 120 sản phẩm. Hỏi mỗi phân xưởng làm được bao nhiêu sản phẩm?|Số sản phẩm phân xưởng thứ nhất làm được là:|Số sản phẩm phân xưởng thứ hai làm được là:|1200|120|Phân xưởng thứ 1:|Phân xưởng thứ 2:|(sản phẩm)
1|Hai thùng chứa được tất cả 600 lít nước. Thùng bé chứa được ít hơn thùng to 120 lít nước. Hỏi mỗi thùng chứa được bao nhiêu lít nước?|Số lít nước thùng bé là:|Số lít nước thùng lớn là:|600|120|Thùng bé:|Thùng lớn|(lit)
1|Có 30 học sinh đang tập bơi, trong đó số em đã biết bơi ít hơn số em chưa biết bơi là 6 em. Hỏi có bao nhiêu em đã biết bơi, và chưa biết bơi?|Số em đã biết bơi là:|Số em chưa biết bơi là:|30|6|Đã biết bơi:|Chưa biết bơi:|(em)
1|Một của hàng có 360 mét vải, trong đó số mét vải hoa ít hơn số mét vải các màu khác là 40m. Hỏi cửa hàng có bao nhiêu mét vải hoa?|Số mét vải hoa là:|Số mét vải màu khác là:|360|40|Vải hoa:|Vải màu khác:|(mét)
1|Hai ôtô chuyển được 16 tấn hàng. Ôtô bé chở ít hơn ôtô lớn 4 tấn hàng. Hỏi mỗi ôtô chở được bao nhiêu tấn hàng?Số tấn hàng ôtô bé chở được là:|Số tấn hàng ôtô lớn chở được là:|16|4|Ôtô bé chở|Ôtô lớn chở:|(tấn)
Toán lớp 4, hình học:
- Góc nhọn là góc bé hơn góc vuông
- Góc vuông là góc bé hơn góc tù
- Góc tù là góc bé hơn góc bẹt
- Góc bẹt là góc 180º độ
Bài tập:
Số đo của góc này là bao nhiêu? Chọn ước tính tốt nhất.
Bài tập:
- Các đường thẳng này có song song với nhau không?
- Các đường thẳng này có vuông góc với nhau không?
- Các đường thẳng này có cắt nhau không?
Tam giác này là tam giác gì?
- Tam giác nhọn có 3 góc đều nhỏ hơn 90 độ
- Tam giác vuông là tam giác có một góc vuông
- Tam giác tù là tam giác có một góc lớn hơn 90 độ
Nhân với số có một chữ số
Các số được tạo ra gẫu nhiên 6 chữ số nhân(x) với một chữ số.
Cách tính điểm:
- Đúng 1 bài cộng 1 điểm, sai 1 bài trừ 1 điểm
- Các em HS lớp 4 trên cả nước hãy đăng ký user cùng nhau so tài ai cao điểm hơn nào?
- Điểm được cộng tự đông trong khi chơi.
Tinh và so sánh giá trị của hai biểu thức:
7 x 5 và 5 x 7
Ta có: 7 x 5 = 35
5 x 7 = 35
Vậy 7 x 5 = 5 x 7
Tóm lại: a x b = b x a
Ta gọi là tính chất giao hoán của phép nhân
Khi đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích không thay đổi
Khi nhân số tự nhiên 10, 100, 1000, ... ta chỉ việc viết thêm một, hai, ba, ... chữ số 0 vào bên phải số đó.
Khi chia số tròn chục, tròn trăm tròn nghìn ... cho 10, 100, 1000, ... ta chỉ việc bỏ bớt đi một, hai, ba, ...chữ số 0 bên phải số đó.
Tính bằng cách thuận tiện nhất:
Chú ý: Trong 3 chữ số có hai số nhân lại bằng: 10, 20,30...100
Chỉ cần nhân số còn lại với 1,2,3,...10 rồi thêm số 0 phía sau là được