LỚP 4


Biểu đồ số chuột của bốn thôn đã diệt
Biểu  đồ số chuột của bốn thôn đã diệt

Dựa vào biểu đồ bạn hãy viết chữ hoặc số thích hợp vào chỗ trống
    a) Thôn ________ diệt được nhiều chuột nhất, và thôn _________ diệt được ít chuột nhất.
    b) Cả bốn thôn diệt được __________ con chuột.
    c) Thôn Đoài diệt được __________ hơn thôn Đông __________con chuột.
    d) Có _______ thôn diệt được trên 2000 con chuột đó là các thôn ____________________

Biểu đồ số cây khối lớp 4 và lớp 5
Biểu đồ số cây khối lớp 4 và lớp 5

Dựa vào biểu đồ bạn hãy viết chữ hoặc số thích hợp vào chỗ trống
 a) Lớp trồng được nhiều cây nhất là:
 b) Số cây lớp 5A trồng nhiều hơn lớp 4A là
 c) Số cây cả khối lớp Bốn và khối lớp Năm trồng được là:

Biểu đồ số vải hoa và số vải trắng
Biểu đồ số vải hoa và số vải trắng

Biểu đồ số vải hoa và số vải trắng

    a) Tuần 1 bán được bao nhiêu mét vải hoa?
    b) Tuần 3 bán được bao nhiêu mét vải hoa?
    c) Cả 4 tuần bán được bao nhiêu mét vải hoa?
    d) Cả 4 tuần bán được bao nhiêu mét vải?
    e) Tuần 3 bán được nhiều hơn tuần 1 bao nhiêu mét vải trắng?

Trả lời:

Biểu đồ số ngày mưa trong 3 tháng năm 2004
Biểu đồ số ngày mưa trong 3 tháng năm 2004

Biểu đồ dưới đây nói về số ngày có mưa trong 3 tháng của năm 2004 ở một huyện miền núi.

Dựa vào biểu đồ bạn hãy chọn câu trả lời đúng
    a) Số ngày mưa trong tháng 7 nhiều hơn tháng 9 là:

        A. 5 ngày            B. 15 ngày         C. 1 ngày
    b) Số ngày có mưa trong cả 3 tháng là:

         A. 92 ngày        B. 36 ngày          C. 12 ngày

    c) Trung bình mỗi tháng có số ngày mưa là:

        A. 4 Ngày          B. 15 Ngày                C. 12 Ngày

Dế Mèn bênh vực kẻ yếu

Tuần 1: Chính tả:

Nghe Viết: Dế Mèn bênh vực kẻ yếu


Một hôm, qua một vùng cỏ xước xanh dài, tôi chợt nghe tiếng khóc tỉ tê. Đi vào bước nữa, tôi gặp chị Nhà Trò ngồi gục đầu bên tảng đá cuội.
Chị Nhà Trò đã bé nhỏ lại gầy yếu quá, người bự những phấn, như mới lột. Chị mặc áo thâm dài, đôi chỗ chấm điểm vàng, hai cánh mỏng như cánh bướm non, lại ngắn chùn chùn. Hình như cánh yếu quá, chưa quen mở, mà cho dù có khỏe cũng chẳng bay được xa. Tôi đến gần, chị Nhà Trò vẫn khóc.

Mười năm cõng bạn đi học

Tuần 2 : Chính tả

Nghe viết: Mười năm cõng bạn đi học


     Ở xã Vinh Quang, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang, ai cũng biết câu chuyện cảm động về em Đoàn Trường Sinh 10 năm cõng bạn đến trường. Quãng đường từ nhà Sinh tới trường dài hơn 4 ki-lô-mét, qua đèo, vượt suối, khúc khuỷu, gập ghềnh. Thế mà Sinh không quản khó khăn, ngày ngày cõng bạn Hanh bị liệt cả hai chân đi về. Nhờ bạn giúp đỡ, lại có chí học hành, nhiều năm liền, Hanh là học sinh tiên tiến, có năm còn tham gia đội tuyển học sinh giỏi cấp huyện.

Cháu nghe câu chuyện của bà

Tuần 3: Chính tả

Nghe Viết: Cháu nghe câu chuyện của bà


Chiều rồi bà mới về nhà
Cái gậy đi trước, chân bà theo sau.
Mọi ngày bà có thế đâu
Thì ra cái mỏi làm đau lưng bà!

Bà rằng: Gặp một cụ già
Lạc đường, nên phải nhờ bà dẫn đi
Một đời một lối đi về
Bỗng nhiên lạc giữa đường quê, cháu à!

Cháu nghe câu chuyện của bà
Hai hàng nước mắt cứ nhòa rưng rưng
Bà ơi, thương mấy là thương
Mong đừng ai lạc giữa đường về quê!
 

Truyện cổ nước mình

Tuần 4: Chính tả

Nhớ Viết: Truyện cổ nước mình


Truyện cổ nước mình
Tôi yêu truyện cổ nước tôi
Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa
Thương người rồi mới thương ta
Yêu nhau dù mấy cách xa cũng tìm
Ở hiền thì lại gặp hiền
Người ngay thì được phật, tiên độ trì.
Mang theo truyện cổ tôi đi
Nghe trong cuộc sống thầm thì tiếng xưa
Vàng cơn nắng, trắng cơn mưa
Con sông chảy có rặng dừa nghiêng soi.
Đời cha ông với đời tôi
Như con sông với chân trời đã xa
Chỉ còn truyện cổ thiết tha
Cho tôi nhận mặt ông cha của mình.

Những hạt thóc giống

Tuần 5: Chính tả

Nghe – viết: Những hạt thóc giống (từ Lúc ấy… đến ông vua hiền minh)


 Lúc ấy, nhà vua mới ôn tồn nói:
      - Trước khi phát thóc giống, ta đã cho luộc kĩ rồi. Lẽ nào thóc ấy còn mọc được? Những xe thóc đầy ắp kia đâu phải thu được từ thóc giống của ta!
      Rồi vua dõng dạc nói tiếp:
      - Trung thực là đức tính quý nhất của con người. Ta sẽ truyền ngôi cho chú bé trung thực và dũng cảm này.
      Chôm được truyền ngôi và trở thành ông vua hiền minh.

Người viết truyện thật thà

Tuần 6: Chính tả

Nghe – viết: Người viết truyện thật thà


Nhà văn Pháp nổi tiếng Ban-dắc và vợ được mời đi dự tiệc. Lúc sắp lên xe, ông bảo vợ:
- Anh không muốn ngồi ăn lâu, nhưng chưa biết nên nói thế nào đây.
Vợ ông bật cười:
- Anh từng tưởng tượng ra bao nhiêu truyện ngắn, truyện dài, nay nghĩ  một cái cớ để về sớm thì khó gì.
Ban-dắc nói:
- Viết văn là một chuyện khác. Anh có biết nói dối bao giờ đâu. Nếu bắt anh nói dối, anh sẽ thẹn đỏ mặt và ấp úng cho mà xem.

Gà Trống và Cáo

Tuần 7: Chính tả:

Nhớ - viết: Gà Trống và Cáo (từ Nghe lời Cáo dụ thiệt hơn... đến hết)


Nghe lời cáo dụ thiệt hơn
Gà rằng: "Xin được ghi ơn trong lòng
Hòa bình gà cáo sống chung
Mừng này còn có tin mừng nào hơn
Kìa, tôi thấy cặp chó  săn
Từ xa chạy tới, chắc loan tin này."
Cáo nghe, hồn lạc phách bay
Quắp đuôi, co cẳng chạy ngay tức thì.
Gà ta khoái chí cười phì:
"Rõ phường giang dối, làm gì được ai".

 

Trung thu độc lập

Tuần 8: Chỉnh tả 

Nghe – viết: Trung thu độc lập (từ Ngày mai, các em có quyền… đến nông trường to lớn, vui tươi)


      Ngày mai, các em có quyền mơ tưởng một cuộc sống tươi đẹp vô cùng. Mươi mười lăm năm nữa thôi, các em sẽ thấy cũng dưới ánh trăng này, dòng thác nước đổ xuống làm chạy máy phát điện; ở giữa biển rộng, cờ đỏ sao vàng phấp phới bay trên những con tàu lớn. Trăng của các em sẽ soi sáng những ống khói nhà máy chi chít, cao thẳm, rải trên đồng lúa bát ngát vàng thơm, cùng với nông trường to lớn, vui tươi.

Lời hứa

Tuần 10, tiết 2 Chính tả

Nghe Viết: Lời hứa:


Tôi rời công viên vào lúc phố đã lên đèn. Bỗng nghe sau bụi cây có tiếng một em bé khóc. Bước tới gần, tôi hỏi:
- Sao em chưa về nhà?
Em nhỏ ngẩng đầu nhìn tôi, đáp:
- Em không về được!
- Vì sao?
- Em là lính gác.
- Sao lại là lính gác?
- Có mấy bạn rủ em đánh trận giả. Một bạn lớn bảo: ‟Cậu là trung sĩ” và giao cho em đứng gác kho đạn ở đây. Bạn ấy lại bảo: ‟Cậu hãy hứa là đứng gác cho đến khi có người tới thay” Em đã trả lời : ‟Xin hứa”.

Chiều trên quê hương

Tuần 10, tiết 8: Chính tả:

Nghe Viết: Chiều trên quê hương


      Đó là một buổi chiều mùa hạ có mây trắng xô đuổi nhau trên cao. Nền trời xanh vời vợi. Chim sơn ca cất tiếng hót tự do, tha thiết đến nỗi khiến người ta phải ao ước giá mà mình có một đôi cánh. Trải khắp cánh đồng là nắng chiều vàng dịu và thơm hơi đất, là gió đưa thoang thoảng hương lúa ngậm đồng và hương sen.
 

Nếu chúng mình có phép lạ

Tuần 11, Chính tả:

Nghe Viết: Nếu chúng mình có phép lạ(bố khổ thơ đầu)


Nếu chúng mình có phép lạ
Bắt hạt giống nảy mầm nhanh
Chớp mắt thành cây đầy quả
Tha hồ hái chén ngọt lành.

Nếu chúng mình có phép lạ
Ngủ dậy thành người lớn ngay
Đứa thì lặn xuống đáy biển
Đứa thì ngồi lái máy bay.

Nếu chúng mình có phép lạ
Hái triệu vì sao xuống cùng
Đúc thành ông mặt trời mới
Mãi mãi không còn mùa đông.

Nếu chúng mình có phép lạ
Hóa trái bom thành trái ngon
Trong ruột không còn thuốc nổ
Chỉ toàn kẹp với bi tròn.

Người chiến sĩ giàu nghị lực

Tuần 12  Chính tả:

Nghe - Viết: Người chiến sĩ giàu nghị lực


Trong trận chiến đấu giải phóng Sài Gòn cuối tháng 4 năm 1975, Lê Duy Ứng bị thương nặng. Anh đã quệt máu chảy từ đôi mắt bị thương vẽ một bức chân dung Bác Hồ. Tác phẩm của người thương binh hỏng mắt đã gây xúc động cho đồng bào cả nước. Từ đó đến nay, họa sĩ Lê Duy Ứng đã có hơn 30 triển lãm tranh, tượng; đoạt 5 giải thưởng mĩ thuật quốc gia và quốc tế. Nhiều tác phẩm của anh được đặt trân trọng trong các bảo tàng lớn của đất nước.

Người tìm đường lên các vì sao

Tuần 13: Chính tả:

Nghe - viết: Người tìm đường lên các vì sao (từ đầu ... đến có khi đến hàng trăm lần)


      Từ nhỏ, Xi-ôn-cốp-xki đã mơ ước được bay lên bầu trời. Có lần, ông dại dột nhảy qua cửa sổ để bay theo những cánh chim. Kết quả, ông bị ngã gãy chân. Nhưng rủi ro lại làm nảy ra trong đầu óc non nớt của ông lúc bấy giờ một câu hỏi: ‟Vì sao những  quả bóng không có cánh mà vẫn bay được?”
     Để tìm điều bí mật đó, Xi-ôn-cốp-xki đọc không biết bao nhiêu là sách. Nghĩ ra điều gì, ông lại  hì hục làm thí nghiệm, có khi đến hàng trăm lần.

Chiếc áo búp bê

Tuần 14: Chính tả

Nghe - Viết: Chiếc áo búp bê


       Trời trở rét. Vậy mà bé Ly, búp bê của tôi, vẫn phong phanh chiếc váy mỏng. Tôi xin chị Khánh được tấc xa tanh màu mật ong, khâu chiếc áo cho bé. Chiếc áo chỉ bằng bao thuốc. Cổ áo dựng cao cho ấm ngực. Tà áo loe ra một chút so với thân. Các mép áo đều được viền bằng vải xanh, rất nổi. Có ba chiếc khuy bấm như hạt cườm đính dọc nẹp áo. Chắc bé sẽ thích chiếc áo nhỏ xíu này vì tự tay tôi đã may cho bé.