LỚP 5 - Toán
Phần mềm học toán lớp 5 là một công cụ giáo dục hiện đại, được thiết kế để hỗ trợ học sinh lớp 5 học tốt môn toán, với các tính năng phù hợp và hấp dẫn. Phần mềm này mang đến một trải nghiệm học tập mới mẻ, kích thích sự hứng thú và tăng cường hiệu quả học tập cho các em thông qua việc kết hợp giữa âm thanh, hình ảnh, và hoạt hình đẹp mắt.
Các Tính Năng Chính Của Phần Mềm Học Toán Lớp 5
-
Học Tập Dựa Trên Nội Dung Sách Giáo Khoa (SGK):
- Phần mềm được xây dựng dựa trên nội dung chương trình học tại trường, đảm bảo các em theo kịp tiến độ và học đúng theo định hướng của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Điều này giúp học sinh không chỉ học tốt trong môi trường trường học mà còn khi sử dụng phần mềm tại nhà.
-
Bài Học Ngẫu Nhiên Trong Phạm Vi Bài Học:
- Mỗi bài học được tạo ra một cách ngẫu nhiên nhằm đảm bảo sự đa dạng và toàn diện trong quá trình ôn tập. Tính năng này giúp các em không bị nhàm chán và luôn tìm thấy sự mới mẻ trong mỗi lần học.
-
Tương Tác Âm Thanh và Hình Ảnh:
- Phần mềm tích hợp âm thanh và hình ảnh sinh động, từ đó giúp các bài học trở nên thú vị hơn. Âm thanh rõ ràng và hình ảnh minh họa cụ thể giúp các em dễ dàng hiểu và nhớ lâu hơn.
-
Thao Tác Trên Màn Hình Tiện Lợi:
- Các thao tác như kéo thả, nhập kết quả, và sử dụng Ô Tính được thiết kế để tối ưu hóa trải nghiệm người dùng. Tính năng này không chỉ làm cho việc học tập dễ dàng hơn mà còn phát triển kỹ năng sử dụng công nghệ cho học sinh.
-
Hoạt Hình Đẹp Mắt:
- Hoạt hình được thiết kế một cách tỉ mỉ và đẹp mắt, phục vụ không chỉ như một phương tiện giải trí mà còn như một công cụ giáo dục hiệu quả. Hình ảnh động giúp minh họa các khái niệm toán học, làm cho chúng trở nên dễ hiểu và gần gũi với học sinh.
Phần mềm học toán lớp 5 không chỉ là một công cụ học tập mà còn là một người bạn đồng hành giúp các em học sinh tiếp cận môn toán một cách nhẹ nhàng và hiệu quả. Với những tính năng thông minh và thân thiện với người dùng, phần mềm này chắc chắn sẽ làm tăng sự tự tin và niềm yêu thích môn toán cho các em, đồng thời giúp phụ huynh và giáo viên theo dõi và hỗ trợ quá trình học tập của trẻ một cách tốt nhất.
Ta lấy compha vẽ một đường tròn, có tâm là O, ta chấm một điểm A nằm trên đường tròn, nối hai điểm OA, độ dài đoạn OA ta gọi là r, r là bán kính đường tròn, r+r = d ta gọi là đường kính hình tròn.
Chu vi của hình tròn: là độ dài đường biên của hình tròn
- Muốn tính chu vi của hình tròn C= d x 3.14 hoặc C= r x 2 x 3.14
- d : đường kính hình tròn, r là bán kính hình tròn
- 3.14 ta gọi là giá trị của số pi kí hiệu là π = 3.14 (thật sự số π = 3.1415926535897932384626433832795) nhưng tron bài học này ta chỉ lấy 2 số thập phân
Diện tích hình tròn:
- Muốn tính diện tích hình tròn ta lấy bán kính nhân bán kính rồi nhân 3.14(phi)
- S = r x r x 3.14 (S là diện tích hình tròn, r là bán kính hình tròn)
Bài tâp: tính chu vi và diện tích hình tròn toán lớp 5
- Tính chu vi hình tròn có bán kính r:*
- a) r = 5cm b) r = 1.2dm c) r = 1 1/2m (hổn số: một một phần hai)
- Tính chu vi hình tròn có đường kính d:
- a) d = 0.8m b) d = 35dm c) d = 1 3/5m (hổn số: một ba phần 5)
- Tính:
- Tính đường kính hình tròn có chu vi là 18.84cm
- Tính bán kính hình tròn có chu vi là 25.12cm*
- Bánh xe bé của một xe máy kéo có bán kính 0.5m. Bánh xe lớn của xe máy kéo có bán kính 1m. Hỏi bánh xe bé lăn 10 vòng thì bánh xe lớn lăn bao nhiêu vòng?
- Tính diện tích hình tròn có bán kính r:
- a) r = 6cm b) r = 0.5m c) r = 3/5dm (ba phần năm)
- Tính diện tích hình tròn có dường kính d:*
- a) d = 15cm b) d = 0.2m c) d = 2/5dm (hai phần năm)
- Tính diện tích hình tròn tâm O, đường kính bằng độ dài cạnh hình vuông ABCD(xem hình vẽ)*
- Diện tích hình tròn tâm O
- Tính diện tích phần tô đậm của hình tròn, biết hai hình tròn có cùng tâm O và bán kính lần lượt là 0.8m và 0.5m?*
- Cho hình tròn tâm O, đường kính AB=8cm(xem hình bên)
- a) Tính chu vi hình tròn tâm O?
- a) So sánh tổng chu vi hình tròn tâm M và hình tròn tâm N so với hình tròn tâm O
- b) Tính diện tích phần tô đậm của hình tròn tâm O?
- Biểu đồ hình quạt bên cho biết tỉ số phần trăm học sinh tham gia các nhóm sinh hoạt ngoại khóa lớp 5A
- Nhìn vào biểu đồ hãy cho biết:
- Bao nhiêu học phần trăm học sinh lớp 5A tham gia vào nhóm học Nhạc?|
Ôn tâp: Tính diện tích các hình:
Diện tích | Chu vi | |
Tam giác | Đáy nhân chiều cao chia 2 | 3 cạnh cộng lại |
Hình chữ nhật | Chiều dài nhân với chiều rộng | Chiều dài cộng với chiều rộng nhân 2 |
Hình than | (Đáy lớn + đáy bé x chiều cao) : 2 | Bốn cạnh cộng lại |
Hình tròn | bán kính nhân bán kính nhân 3.14 | Đường kính nhân 3.14 |
- Diện tích hình tam giác: Đáy nhân chiều cao chia 2
- DIện tích hình chữ nhật: chiều dài nhân với chiều rộng
- Diện tích hình thang: đáy lớn + đáy bé chia 2 nhân chiều cao
- Diện tích hình tròn: bán kính nhân bán kính nhân 3.14
- Chu vi hình tròn: đường kính nhân 3.14
Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật là diện tích 4 mặt bao quanh của hình hộp
Muốn tính diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật ta lấy chu vi mặt đáy nhân với chiều cao.
Diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật là tổng diện tích xung quanh cộng với diện tích hai đáy.
Luyện tâp:
- Tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật có chiều dài 5dm, chiều rộng 4dm và chiều cao 3dm?*
- Một người thợ gò một cái thùng tôn không nắp dạng hình hộp chữ nhật có chiều dài 6dm, chiều rộng 4dm, chiều cao 9dm. Tính diện tích tôn để làm thùng(không tính mép hàng)
- Tính diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật có:
- a) Chiều dài 25dm; chiều rộng 1.5m; chiều cao 18dm
- b) Chiều dài 4/5m; chiều rộng 1/3m; chiều cao 1/4dm*
- Một hình hộp chữ nhật có diện tích xung quanh là 420cm² và có chiều cao là 7cm. Tính chu vi đáy của hình hộp đó?
- Một căn phòng hình hộp chữ nhật có chiều dài 6m, chiều rộng 3.6m và chiều cao 3.8m. Người ta muốn quét vôi các bức tường xung quanh và trần của căn phòng đó. Hỏi diện tích cần quét vôi là bao nhiêu mét vuông, biết tổng diện tích các cửa là 8m² (chỉ quét vôi bên trong).
- Người ta một số viên gạch dạng hình hộp chữ nhật tạo thành khối gạch hình lập phương có cạch 20cm(xem hình vẽ)
- Tính kích thước của mỗi viên gạch?
- Cho hai hình A và B được xếp bởi 3 hình lập phương 10cm. Người ta sơn tất cả các mặt ngoài của hình A và B. Tính diện tích cần sơn của mỗi hình A và B?
- Diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình A gấp bao nhiêu lần hình B(xem hình vẽ)*
- Một hình lập phương có cạnh 4cm, nếu gấp cạnh của hình lập phương lên 3 lần, thì diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của nó gấp lên bao nhiêu lần? Tại sao?
Thể tích hình hộp chữ nhật
- Muốn tính thể tích hình hộp chữ nhật ta lấy chiều dài nhân với chiều rộng nhân với chiều cao.(cùng đơn vị đo)
- V = a x b x c
- Muốn tính thể tích hình lập phương cạnh nhân với cạnh rồi nhân với cạnh
- V = a x a x a
- Chú ý đơn vị là mủ 3 (m³, dm³, cm³)
- V = a x a x a
Hình trụ có hai mặt đáy là hai hình tròn bằng nhau và một mặt xung quanh
Hình cầu là dạng hình tròn giống quả bóng, quả địa cầu
Số đo thời gian:
1 thế kỉ = 100 năm 1 năm = 12 tháng 1 năm = 365 ngày 1 năm nhuận = 366 ngày Cứ 4 năm lại có 1 năm nhuận |
1 tuần lễ = 7 ngày 1 ngày = 24 giờ 1 giờ = 60 phút 1 phút = 60 giây |
Tháng một, tháng ba, tháng năm, tháng bảy, tháng tám, tháng mười, tháng mười hai có 31 ngày. Tháng tư, tháng sáu, tháng chín, tháng mười một có 30 ngày. Tháng hai có 28 ngày (vào năm nhuận có 29 ngày). |
Cộng số đo thời gian:
Như các bạn đã biết 1 năm có 12 tháng, 1 tháng có 30 ngày
Cách tính tháng sang năm:
- Bạn lấy các năm cộng lại thành tổng các năm
- Bạn lấy các tháng cộng lại, rồi bạn chia cho 12, để tính số năm, số lẻ còn lại là tháng
- Ví dụ: 27 tháng: bạn lấy 27 chia cho 12 được 2 dư 3 => 27 tháng = 2 năm 3 tháng
Cách đổi ngày sang tháng:
- Bạn cộng lại số ngày với nhau, rồi chia cho 30, để biết số tháng, số lẻ là ngày còn dư
- Ví dụ: 100 ngày: lấy 100:3 được 3 dư 10 => vậy 100 ngày là được 3 tháng 10 ngày
Áp dụng làm các bài tập trên, bạn sẽ nhớ lâu hơn
Trừ số đo thời gian
Nhân số đo thời gian với một số
Bài 1: Trung bình một người thợ làm xong một sản phẩm hết 1 giờ 10 phút. Hỏi người thợ đó làm 3 sản phẩm như thế hết bao nhiêu thời gian?
Bài giải:
1 giờ 10 phút x 3 = ?
Ta đặt rồi tính như sau:
1 giờ 10 phút
x 3
--------------------
3 giờ 30 phút
Chia số đo thời gian với một số
Một vệ tinh nhân tạo quay quanh trái đất 4 vòng hết 7 giờ 40 phút. Hỏi vệ tinh đó quay quanh Trái Đất một vòng hết bao lâu?
Bài giải:
ta lấy: 7 giờ 40 phút : 4 = 1 giờ 55 phút
Muốn tính vận tốc ta lấy quãng đường chia cho thời gian
Gọi vận tốc là v, quãng đường là s, thời gian là t, ta có:
Ta có v = s : t
Các bài toán về tính vận tốc lớp 5
- Một người đi xe máy đi trong 3 giờ được 105 km. Tính vận tốc của người đi xe máy?
- Một máy bay bay được 1800km trong 2,5 giờ, Tính vận tốc của máy bay?
- Một người chạy được 400m trong 1 phút 20 giây. Tính vận tốc chạy của người đó với đơn vị đo là m/giây?
- Một con đà điểu khi cần có thể chạy được 5250m trong 5 phút. Tính vận tốc của đà điểu?
- Quảng đường AB dài 25km. Trên đường đi từ A đến B, một người đi bộ 5km, rồi tiếp tục đi ôtô trong vòng nữa giờ thì đến B. Tính vận tốc của ôtô?
- Một ca nô đi từ 6 giờ 30 phút đến 7 giờ 45 phút được quảng đường 30km. Tính vận tốc của ca nô?
- Một người đi bộ khởi hành lúc 7 giờ tại tỉnh A và đến tỉnh B lúc 8 giờ 45 phút. Biết quãng đường từ A đến B dài 7km. Hỏi người đó đi với vận tốc bằng bao nhiêu?
- Một người chạy từ điểm A đến điểm B và từ điểm B quay về điểm A hết 3 phút 50 giây, biết khoảng cách giữa hai điểm A và B dài 575m. Tính vận tốc chạy của người đó bằng m/giây?
- Môt xe máy đi qua chiếc cầu dài 1250m hết 2 phút, tính vận tốc của xe máy với đơn vị là km/giờ?
- Môt con ngựa chạy đua trên quãng đường 15km hết 20 phút. Tính vận tốc của con ngựa đó với đơn vị đo là m/phút.
Muốn tính quãng đường ta lấy vận tốc nhân với thời gian
s = v x t
Các bài toán về quãng đường toán lớp 5:
- Một ca nô đi với vận tốc 15,2km/giờ. Tính quãng đường đi được của ca nô trong 3 giờ.
- Một người đi xe đạp trong 15 phút với vận tốc 12,6 km/giờ. Tính quãng đường đi được của người đó.
- Một xe máy đi từ A lúc 8 giờ 20 phút với vận tốc 42 km/giờ đến B lúc 11 giờ. Tính độ dài của quãng đường AB.
- Một người đi xe đạp với vận tốc 12km/giờ trong 2 giờ 30 phút. Tính quãng đường người đó đã đi được.
- Một ô tô khởi hành từ A lúc 7 giờ 15 phút và đến B lúc 10 giờ. Tính quãng đường AB, biết vân tốc của ô tô là 48km/h.
- Lúc 8 giờ một người đi xe đạp từ nhà với vận tốc 12km/giờ và đi đến bưu điện huyện. Dọc đường người đó phải dùng lại chữa xe mất 15 phút nên đến bưu điện huyện lúc 9 giờ 45 phút. Tính quãng đường người đó đi từ nhà đến bưu điện huyện.
- Một con ngựa chạy với vận tốc 5m/giây. Hỏi trong vòng 1 phút con ngựa chạy được bao nhiêu mét?
- Lúc 6 giờ 30 phút anh Hai đạp xe từ nhà mình với vận tốc 12 km/giờ để đến nhà bạn chơi. Anh đến nhà bạn lúc 7 giờ 10 phút. Vậy quãng đường từ nhà anh Hai đến nhà bạn dài bao nhiêu km.
- Bác Tùng đi xe đạp từ nhà với vận tốc 12 km/h và đi hết 1 giờ 15 phút thì đến ga tàu hỏa. Sau đó bác Tùng đi tiếp bằng tàu hỏa mất 2 giờ 30 phút thì đến tỉnh A. Hỏi quãng đường từ nhà bác Tùng đến tỉnh A dài bao nhiêu ki-lô-mét? (Biết vận tốc tàu hỏa là 40 km/h).
- Một vận động viên đạp xe đạp trên một đường đua là một đường tròn với vận tốc 25,12 km/giờ. Anh ta đi trong 15 phút thì được một vòng tròn. Tính bán kính đường đua.
Muốn tính thời gian ta lấy quãng đường chia cho vận tốc
Ta có: t = s : v
Các bài toán về tính thời gian toán lớp 5
- Trên quãng đường 23,1 km, một người đi xe đạp với vận tốc 13,2 km/giờ. Tính thời gian đi của người đó
- Trên quãng đường 2,5km, một người chạy với vận tốc 10km/giờ. Tính thời gian chạy của người đó.
- Một máy bay bay với vận tốc 650 km/giờ. Tính thời gian để máy bay bay được quãng đường dài 1430km
- Một máy bay bay với vận tốc 860 km/giờ được quãng đường 2150km. Hỏi máy bay đến nơi lúc mấy giờ, nếu nó khởi hành lúc 8 giờ 45 phút?
- Một con ốc sên bò với vận tốc 12cm/phút. Hỏi con ốc sên đó bò được quãng đường 1,08m trong thời gian bao lâu?
- Vận tốc bay của một con chim đại bàng là 96km/giờ. Tính thời gian để con đại bàng đó bay được quãng đường 72km.
- Một con rái cá có thể bơi với vận tốc 420m/phút. Tính thời gian để rái cá bơi được quãng đường 10,5km.
- Loài cá heo có thể bơi với vận tốc 72km/giờ. Hỏi với vận tốc đó, cá heo bơi 2400m hết bao nhiêu phút?
- Một xe máy đi từ A lúc 8 giờ 37 phút với vận tốc 36 km/giờ. Đến 11 giờ 7 phút một ô tô cũng đi từ A đuổi theo xe máy với vận tốc 54km/giờ. Hỏi ô tô đuổi kịp xe máy lúc mấy giờ?
- Một người đi xe đạp từ A đến B với vận tốc 12km/giờ. Sau 3 giờ một xe máy cũng đi từ A đến B với vận tốc 36 km/giờ. Hỏi kể từ lúc xe máy bắt đầu đi, sau bao lâu xe máy đuổi kịp xe đạp?