LỚP 5 - Lịch sử


Lịch sử và địa lý lớp 5: Hơn 80 năm Chống thực dân Pháp Đô Hộ(1858-1945) 1. Học sinh củng cố lại kiến thức về mốc thời gian, sự kiện lịch sử tiêu biểu nhất 1858 – 1945) 2. Kĩ năng: Nhớ và thuật lại các sự kiện lịch sử tiêu biểu nhất từ (1858 – 1945), nêu được ý nghĩa của các sự kiện đó. 3. Thái độ: Giáo dục học sinh lòng tự hào dân tộc, yêu thương quê hương và biết ơn các ông cha ta ngày trước.

Bài 1: "Bình Tây đại nguyên soái" Trương Định

Sau khi Thực dân Pháp xâm lược nước ta. Nhiều cuộc khởi nghĩa của nhân dân đã nổ ra, tiêu biểu có cuộc khởi nghĩa của Trương Định.
Năm 1862, nhà Nguyễn kí với Pháp hòa ước nhượng lại 3 tỉnh miền Đông Nam Kì cho Pháp. 
Vì vậy vua ban lệnh cho Trương Định phải giải tán nghĩa quân và đi nhận chức Lãnh binh ở An Giang.
Đang phân vân giữa lệnh vua bạn và lòng yêu nước, thì nhân dân đã tôn Trương Định làm chủ soái "Bình Tây Đại nguyên soái".
Được nhân dân ủng hộ và tin tưởng, Trương Định đã lãnh đạo nhân dân chống thực dân Pháp.

Câu hỏi trắc nghiệm:

Bài 1: Bài 1: "Bình Tây đại nguyên soái" Trương Định

Bài 2: Nguyễn Trường Tộ mong muốn canh tân đất nước

Trước sự xâm lược của thực dân Pháp, một số nhà nho yêu nước như: Nguyễn Lộ Trạch, Phạm Phú Thứ, Nguyễn Trường Tộ ,… chủ trương canh tân đất nước để đủ sức tự lực, tự cường. Với mong muốn như vậy, Nguyễn Trường Tộ được gửi lên vua Tự Đức nhiều bản điều trần mong muốn nhà vua vì sự phồn thịch của đất nước mà tién hành đổi mới. Nội dung bản điều trần như thế nào? Nhà vua và triều đình có thái độ ra sao với bản điều trần đó? Nhân dân ta nghĩ gì về chủ trương của Nguyễn Trường Tộ. Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay.

+ Nguyễn Trường Tộ sinh năm 1830, mất năm 1871. Ông xuất thân trong một gia đình Công giáo, ở làng Bùi Chu, huyênh Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An. Từ bé , ông đã nỏi tiếng là người thông minh, học giỏi được nhân dân trong vùng gọi là Trạng Tộ. Năm 1860, ông được sang Pháp. Trong những năm ở Pháp ông đã chú ý quan sát, tìm hiểu sự văn minh, giàu có của nước Pháp. Ông suy nghĩ rằng phải thực hiện canh tân thì đất nước ta mới thoát khỏi đói nghèo và trở thành nước mạnh được.

- Đại diện 1 nhóm dán phiếu lên bảng trình bày, các nhóm khác theo dõi, bổ sung ý kiến và đi đến thống nhất một số điều về tiểu sử của Nguyễn Trường Tộ như đã nêu trên.

Bài 3: Cuộc phản công ở kinh thành Huế

Tóm tắt nội dung

  • Triều đình nhà Nguyễn kí hiệp ước công nhận quyền đô hộ của thực dân Pháp trên toàn đất nước ta.
  • Nhân dân ta không chịu khuất phục.
  • Quan lại triều đình nhà Nguyễn chia thành hai phái: Phái chủ hòa và phái chủ chiến.
  • Nguyên nhân cuộc phản công kinh thành Huế năm 1885:
    • Tôn Thất Huyết tích cực chuẩn bị chống Pháp
    • Tướng Pháp lập mưu bắt ông nhưng không thành.
    • Pháp đe dọa trắng trợn tới phe chủ chiến.
  • Diễn biến:
    • Đêm ngày mùng 4, rạng sáng ngày 5/7/1885, Tôn Thất Thuyết cho quân đánh vào đồn Mang Cá, tòa Khâm sứ Pháp.
    • Quân Pháp bất ngờ nhưng đến gần sáng thì chống trả quyết liệt.
  • Kết quả: Cuộc phản công thất bại, vua Hàm Nghi ra chiếu Cần Vương. Phong trào chống Pháp bùng lên mạnh mẽ.
  • Những cuộc khởi nghĩa hưởng ứng chiếu Cần Vương:
    • Khởi nghĩa Ba Đình (Thanh Hóa) do Phạm Bành – Đinh Công Tráng lãnh đạo
    • Khởi nghĩa Bãi Sậy (Hưng Yên) do Nguyễn Thiện Thuật lãnh đạo.
    • Khởi nghĩa Hương Khê (Hà Tĩnh) do Phan Đình Phùng lãnh đạo.
Bài 4: Xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX – Đầu thế kỉ XX

Vào những năm cuối thế kỹ XIX đầu thế kỷ XX, sau khi dập tắt phong trào đấu tranh vũ trang của nhân dân ta, thực dân Pháp đặt ách thống trị và tăng cường bóc lột vơ vét tài nguyên của nước ta.

Chúng đẩy mạnh khai thác khoán sản, nhất là than ở Hòn Gai(Quảng Ninh), thiếc ở Tĩnh Túc(Cao Bằng) bạc ở Ngân Sơn(Bắc Cạn) vàng ở Bồng Miêu(Quảng Nam)... để chở về Pháp hay bán cho các nước khác. Các nhà máy điện, nước, xi măng, dệt... được xây dựng để sử dụng nguồn nhân công rẻ mạt ở nước ta, nhằm sản xuất các mặt hàng thu lãi lớn, phục vụ sinh hoạt của người Pháp ở Việt Nam. Chúng cướp đất của nông dân lập đồn điền trồng Cao Su, Chè, Cà Phê... đồng thời hệ thống giao thông vận tải được xây dựng, lần đầu tiên ở Việt Nam có đường ô tô, xe lửa.

Bài 5: Phan Bội Châu và phong trào Đông du

Phan Bội Châu sinh ngày 26 tháng 12 năm 1867 tại làng Đan Nhiễm, xã Xuân Hòa, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
Cha ông là Phan Văn Phổ, mẹ là Nguyễn Thị Nhàn. Ông nổi tiếng thông minh từ bé, năm 6 tuổi học 3 ngày thuộc hết Tam Tự Kinh, 7 tuổi ông đã đọc hiểu sách Luận Ngữ, 13 tuổi ông thi đỗ đầu huyện.
Thuở thiếu thời ông đã sớm có lòng yêu nước. Năm 17 tuổi, ông viết bài "Hịch Bình Tây Thu Bắc" đem dán ở cây đa đầu làng để hưởng ứng việc Bắc Kỳ khởi nghĩa kháng Pháp. Năm 19 tuổi (1885), ông cùng bạn là Trần Văn Lương lập đội "Sĩ tử Cần Vương" (hơn 60 người) chống Pháp, nhưng bị đối phương kéo tới khủng bố nên phải giải tán.
Gia cảnh khó khăn, ông đi dạy học kiếm sống và học thi. Khoa thi năm Đinh Dậu (1897) ông đã lọt vào trường nhì nhưng bạn ông là Trần Văn Lương đã cho vào tráp mấy cuốn sách nhưng ông không hề biết nên ông bị khép tội hoài hiệp văn tự (mang văn tự trong áo) nên bị kết án chung thân bất đắc ứng thí (suốt đời không được dự thi).[5]
Sau cái án này, Phan Bội Châu vào Huế dạy học, do mến tài ông nên các quan đã xin vua Thành Thái xóa án. Nhờ vậy, ngay khoa thi hương tiếp theo, năm Canh Tý (1900), ông đã đậu đầu (Giải nguyên) ở trường thi Nghệ An

Phan Bội Châu là nhà yêu nước tiêu biểu đầu thế kỷ XX. Phong trào Đông Du là 1 phong trào yêu nước nhằm mục đích chống thực dân Pháp.

Phong trào Đông Du là một phong trào cách mạng ở Việt Nam đầu thế kỷ 20. Phong trào có mục đích kêu gọi thanh niên Việt Nam ra nước ngoài (Nhật Bản) học tập, chuẩn bị lực lượng chờ thời cơ cho việc giành lại độc lập nước nhà. Lực lượng nòng cốt cổ động và thực hiện phong trào là Duy Tân hội và Phan Bội Châu.

Phan Bội Châu cùng các thành viên nòng cốt trong hội Duy Tân, sau khi bàn bạc đã đề xướng việc lập các hội nông, công, thương, để vừa tập hợp đoàn kết lực lượng, vừa lấy đó làm cơ sở kêu gọi thanh niên xuất dương và là cơ quan tài chính giúp đỡ phong trào Đông Du.
Song song với các hoạt động trên, các thành viên của phong trào còn sáng tác nhiều thơ ca yêu nước như: "Hải ngoại huyết thư", "Việt Nam Quốc sử khảo", "Tân Việt Nam", "Sùng bái giai nhân" (Phan Bội Châu), "Viễn hải quy hồng" (Nguyễn Thượng Hiền), "Kính cáo toàn quốc" (Cường Để), v.v...gửi về nước tuyên truyền cổ động nhân dân hưởng ứng phong trào.
Vì vậy, sau khi phát động, phong trào Đông Du đã được đông đảo người dân ở cả ba kỳ tham gia và ủng hộ, nhất là ở Nam Kỳ.
Ở Nam Kỳ, phong trào Đông Du đã nhận được sự giúp đỡ rất tích cực của tri phủ Trần Chánh Chiếu. Ông này đã lập ra khách sạn Nam Trung để làm nơi gặp gỡ của nhưng người yêu nước, lập Minh Tân công nghệ xã, để vừa chấn hưng công-thương-nghiệp, vừa để có tiền ủng hộ phong trào Đông Du. Ngoài ra, với vai trò là chủ bút tờ Nông cổ mín đàm và Lục tỉnh tân văn, ông còn cho đăng báo những bài có tư tưởng chống Pháp. Nhiều nhân sĩ khác ở đây cũng tích cực tham gia và hết lòng lo cho sự nghiệp chung như Đặng Thúc Liêng, Nguyễn Thần Hiến, Nguyễn An Khương, Bùi Chí Nhuận, Đặng Minh Chương,...[4].
Tháng 10 năm 1905, Phan Bội Châu trở lại Nhật Bản cùng với 3 thanh niên (Nguyễn Thức Canh, Nguyễn Điền, Lê Khiết), sau đó lại có thêm 5 người nữa (trong đó có hai anh em Lương Ngọc Quyến, Lương Nhị Khanh và Nguyễn Văn Điến).
Năm 1906, Cường Để qua Nhật, được bố trí vào học Trường Quân sự Tokyo (Đông Kinh Chấn Võ Học Hiệu) cùng với Lương Ngọc Quyến. Kể từ đó cho đến năm 1908, số học sinh sang Nhật du học lên tới khoảng 200 người, hầu hết đều vào học tại trường Đông Á Đồng Văn thư viện - một trường của Nhật tại tô giới của Nhật ở Thượng Hải (Trung Quốc), sinh hoạt chung trong một tổ chức có quy củ gọi là Cống hiến hội...

Bài 6: Quyết chí ra đi tìm đường cứu nước

Nguyễn Tất Thành sinh ngày 19 - 5 - 1890, trong một gia đình nhà nho yêu nước ở xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Nơi có truyền thống đấu tranh kiên cường chống ách thống trị của thực dân phong kiến. Thời niên thiếu và thanh niên của Người đã chứng kiến nỗi khổ cực của đồng bào và những phong trào đấu tranh chống thực dân. Người sớm có chí đuổi thực dân, giành độc lập cho đất nước đem lại tự do, hạnh phúc cho đồng bào.

Trong bối cảnh nước mất, phải sống trong tủi nhục, các thế hệ người dân Việt Nam thời ấy đều mong muốn đánh đuổi giặc Pháp, giành lại độc lập dân tộc Nguyễn Tất Thành sớm thấu hiểu tình cảnh đất nước và nỗi thống khổ của nhân dân, nên đã sớm có chí đánh đuổi thực dân Pháp, giải phóng đồng bào.

Nguyễn Tất Thành khâm phục các cụ Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh nhưng không tán thành cách làm của các cụ. Anh nghĩ rằng: Cụ Phan Bội Châu muốn dựa vào Nhật để đánh đuổi giặc Pháp, điểu đó là nguy hiểm. Cụ Phan Châu Trinh yêu cầu người Pháp làm cho nước ta giàu có, văn minh, đó là điều không thể thực hiện được.

Theo gia phả của dòng họ Nguyễn ở làng Sen, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An:

"Hoàng sơ tổ khảo là Thái bảo Nguyễn Bá Phụ, tổ đời thứ 2 là Nguyễn Bá Bạc, tổ đời thứ 3 là Nguyễn Bá Ban, tổ đời thứ 4 là Nguyễn Văn Dân,... tổ đời thứ 5, Nguyễn Sinh Vật là Giám sinh đời Lê Thánh Đức (tức Lê Thần Tông) năm thứ 3..., tổ đời thứ 6 là Nguyễn Sinh Tài đỗ Hiếu sinh khi 17 tuổi, năm 34 tuổi đỗ Tam trường khoa thi Hội..., tổ đời thứ 10 là Nguyễn Sinh Nhậm."[3]
Theo nhiều tài liệu chính thống cũng như tiểu sử tại Việt Nam, tên lúc nhỏ của Hồ Chí Minh là Nguyễn Sinh Cung[4][5] (giọng địa phương phát âm là Côông). Tuy nhiên, một số tài liệu ghi nhận tên lúc nhỏ của ông là Nguyễn Sinh Côn.[6][7][8][9][10] Điều này cũng được chính ông xác nhận bằng chính bút tích của mình trong một bài viết năm 1954.[11] Quê nội ông là làng Kim Liên (tên Nôm là làng Sen). Nguyễn Sinh Cung sinh năm 1890 tại quê ngoại là làng Hoàng Trù (tên Nôm là làng Chùa), nằm cách làng Sen khoảng 2 km) và sống ở đây cho đến năm 1895. Hai làng này vốn cùng nằm trong xã Chung Cự, thuộc tổng Lâm Thịnh, huyện Nam Đàn. Quê nội của ông, làng Kim Liên[12] là một làng quê nghèo khó. Phần lớn dân chúng không có ruộng, phải làm thuê cấy rẽ, mặc quần ít, đóng khố nhiều, bởi thế nên làng này còn có tên là làng Đai Khố.[13] Vào đời ông, phần lớn dòng họ của ông đều cơ hàn, kiếm sống bằng nghề làm thuê, và cũng có người tham gia các hoạt động chống Pháp.[14]

Cha của Nguyễn Sinh Cung là một nhà Nho tên là Nguyễn Sinh Sắc (1862–1929), từng đỗ Phó bảng.[15] Mẹ ông là bà Hoàng Thị Loan (1868–1901). Nguyễn Sinh Cung có một người chị là Nguyễn Thị Thanh (sinh năm 1884), một người anh là Nguyễn Sinh Khiêm (sinh năm 1888, tự Tất Đạt, còn gọi là Cả Khiêm) và một người em trai mất sớm là Nguyễn Sinh Nhuận (1900–1901, tên khi mới lọt lòng là Xin).

Bài 7: Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời

Ngày 3-2-1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời. Đó là kết quả của sự chuẩn bị đầy đủ về tư tưởng, chính trị và tổ chức; của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể nước ta; là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước. Sự ra đời của Đảng đáp ứng nhu cầu lịch sử của đất nước ta; phù hợp với xu thế phát triển của thời đại.
Tình hình xã hội Việt Nam trước khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời
Từ năm 1858, thực dân Pháp bắt đầu xâm lược Việt Nam, từng bước thiết lập chế độ thống trị tàn bạo, phản động của chủ nghĩa thực dân trên đất nước ta.
Về chính trị, chúng trực tiếp nắm giữ các chức vụ chủ chốt trong bộ máy nhà nước, thi hành chính sách cai trị chuyên chế, biến một bộ phận của giai cấp tư sản mại bản và địa chủ phong kiến thành tay sai đắc lực, tạo nên sự cấu kết giữa chủ nghĩa đế quốc và phong kiến tay sai, đặc trưng của chế độ thuộc địa. Sự cai trị của chính quyền thuộc địa đã làm cho nhân dân ta mất hết quyền độc lập, quyền tự do dân chủ; mọi phong trào yêu nước bị đàn áp dã man; mọi ảnh hưởng của các trào lưu tiến bộ từ bên ngoài vào đều bị ngăn cấm.
Về kinh tế, chúng triệt để khai thác Đông Dương vì lợi ích của giai cấp tư sản Pháp, bóc lột tàn bạo nhân dân ta, thực hiện chính sách độc quyền, kìm hãm sự phát triển kinh tế độc lập của nước ta. Chúng đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lý, vô nhân đạo, kể cả duy trì bóc lột kiểu phong kiến... đẩy nhân dân ta vào cảnh bần cùng, làm cho nền kinh tế bị què quặt, lệ thuộc vào kinh tế Pháp, để lại hậu quả nghiêm trọng, kéo dài.
Về văn hóa - xã hội, chúng thực hiện chính sách ngu dân, khuyến khích văn hoá nô dịch, sùng Pháp, nhằm kìm hãm nhân dân ta trong vòng tăm tối, dốt nát, lạc hậu, phục tùng sự cai trị của chúng.
Quá trình khai thác thuộc địa triệt để của thực dân Pháp đã làm cho xã hội Việt Nam có những biến đổi lớn, hai giai cấp mới ra đời: giai cấp công nhân và giai cấp tư sản. Nước ta từ chế độ phong kiến chuyển sang chế độ thuộc địa nửa phong kiến. Trong xã hội tồn tại hai mâu thuẫn cơ bản: mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp xâm lược và mâu thuẫn giữa nhân dân ta, chủ yếu là nông dân với giai cấp địa chủ phong kiến tay sai, chỗ dựa cho bộ máy thống trị và bóc lột của chủ nghĩa thực dân Pháp. Hai mâu thuẫn đó có quan hệ chặt chẽ với nhau, trong đó mâu thuẫn giữa dân tộc ta với thực dân Pháp xâm lược là mâu thuẫn chủ yếu. Vì vậy, nhiệm vụ chống thực dân Pháp xâm lược và nhiệm vụ chống địa chủ phong kiến tay sai không tách rời nhau. Đấu tranh giành độc lập dân tộc phải gắn chặt với đấu tranh đòi quyền dân sinh, dân chủ. Đó là yêu cầu của cách mạng Việt Nam đặt ra, cần được giải quyết.

Bài 8: Xô viết Nghệ Tĩnh
Lớp 5  bài 8: Phong trào xô viết  Nghệ tỉnh,
Đảng ta vừa ra đời đã lãnh đạo một phong trào cách mạng mạnh mẽ, nổ ra trong cả nước đó là phong trào cách mạng 1930 – 1931. Nghệ - Tĩnh là nơi diễn ra phong trào phát triển mạnh nhất. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểm phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh.
  • Ngày 12/9/1930, hàng vạn nông dân ở các huyện Hưng Yên, Nam Đàn (Nghệ An) với cờ đỏ, búa liềm dẫn đầu kéo về thị xã Vinh.
  • Đoàn người biểu tình hô khẩu hiệu: “Đả đảo đế quốc”, “đả đảo Nam triều”, “nhà máy về tay thợ thuyền”, “ruộng đất về tay dân cày”.
  • Để ngăn chặn đoàn biểu tình, thực dân Pháp đã cho binh lính đàn áp, ném bom làm hơn 200 người chết, hàng trăm người bị thương.
  • Nhân dân ta càng đấu tranh mạnh mẽ, tiếp tục nổi dậy đánh phá.
  • Kết quả: Lần đầu tiên nhân dân ta có chính quyền của mình.
  • Sau khi có chính quyền, ở nhiều vùng thôn Nghệ - Tĩnh đã có những chuyển biến mới:  không hề xảy ra trộm cắp, bãi bỏ những tập tục mê tín, cờ bạc và tịch thu ruộng đất của địa chủ chia cho nông dân.
  • Giữa năm 1931, phong trào bị dập tắt.

* Tuy chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn nhưng Xô Viết Nghệ Tĩnh chứng tỏ tinh tần dũng cảm, khả năng cách mạng của nhân dân lao động đồng thời cổ vũ tinh thần yêu nước cho nhân dân ta.

Các em chọn đáp án cho các câu trắc nghiệm trên.

Bài 9: Cách mạng mùa thu

Giữa tháng 8 năm 1945, Nhật đầu hàng đồng minh vô điều kiện, quân Nhật ở Việt Nam cũng suy yếu đi rất nhiều, chớp thời cơ ngàn năm có một, Đảng và Bác Hồ đã ra lệnh toàn dân khởi nghĩa.

1. Thời cơ cách mạng

  • Cuối năm 1940, quân Nhật kéo vào xâm lược nước ta.
  • Tháng 3 năm 1945,  Nhật đảo chính Pháp, giành quyền đô hộ nước ta.
  • Giữa tháng 8 năm 1945, Nhật đầu hàng đồng minh, chớp thời cơ Đảng và Bác Hồ ra lệnh toàn dân khởi nghĩa.

2. Khởi nghĩa giành chính quyền

  • Khởi nghĩa ở Hà Nội ngày 19/8/1945
  • Ngày 18/8/1945, cả Hà Nội cờ đỏ sao vàng, tràn ngập khí thế cách mạng.
  • Sáng ngày 19/8/1945 hàng vạn nhân dân Hà Nội xuống đường biểu dương lực lượng và mít tinh tại nhà hát lớn thành phố.
  • Ngay sau cuộc mít tinh, quần chúng đã xông vào chiếm các cơ sở đầu não của kẻ thù: Phủ Khâm sai, Sở mật thám…
  • Chiều ngày 19/8/1945 cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội toàn thắng.
  • Tiếp sau Hà Nội, đến lượt Huế (23/8), rồi Sài Gòn (25/8) và đến ngày 28/8/1945, cuộc tổng khởi  nghĩa đã thành công trong cả nước.
Bài 10: Bác Hồ đọc bảng tuyên ngôn độc lập

Cách mạng tháng Tám thành công, cả nước đã dành lại được chính quyền sau bao nhiêu ngày tháng bị thống trị. Để khẳng định chủ quyền, lãnh thổ và sức mạnh của mình, Bác Hồ đã đọc tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa.

1. Khung cảnh Hà Nội ngày 2/9/1945

  • Hà Nội tưng bừng trong màu đỏ của cờ, hoa.
  • Đồng bào Hà Nội đều xuống đường hướng về quảng trường Ba Đình chờ buổi lễ.
  • Đội danh dự đứng nghiêm trang xung quanh lễ đài mới dựng.
  • Đúng 14 giờ, buổi lễ bắt đầu. Bác Hồ đứng trên lễ đài cùng các thành viên trong chính phủ lâm thời chào nhân dân.
  • Với dáng điệu khoan thai, Bác ra hiệu im lặng và đọc bản tuyên ngôn độc lập.
  • Nội dung bản tuyên ngôn: “Hỡi đồng bào cả nước….giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”.
  • Khi Bác đọc xong bản Tuyên ngôn độc lập, cả biển người hoan hô vang dậy, cả rừng cờ vẫy lên không ngớt. Tiếp đó là lễ ra mắt và tuyên thệ của các thành viên Chính phủ lâm thời tước quốc dân đồng bào.
  • Buổi lễ kết thúc nhưng giọng đọc của Bác vẫn vọng mãi trong lòng mỗi người dân Việt Nam.

Quang cảnh ngày 2/9/1945 rất đẹp có cờ, hoa ngập trời, người dân Hà Nội ai ai cũng tưng bừng, hồ hởi và tràn ngập niềm vui  hướng về Ba Đình nghe bác đọc bản Tuyên ngôn độc lập.

Bài 11: Ôn tập – Hơn tám mươi năm chống thực dân Pháp xâm lược và đô hộ (1858 – 1945)

Để thực hiện nhiệm vụ chống lại ách đô hộ của thực dân Pháp, giành độc lập dân tộc, nhân dân ta đã trải qua những cuộc đấu tranh nào, chúng ta cùng ôn lại các sự kiện lịch sử tiêu biểu trong giai đoạn này.

Một số nhân vật lịch sử tiêu biểu trong giai đọn 1858 – 1945 là:

  • Trương Định
  • Nguyễn Trường Tộ
  • Tôn Thất Huyết – Vua Hàm Nghi
  • Phan Bội Châu
  • Phan Châu Trinh
  • Nguyễn Tất Thành….

Một số sự kiện lịch sử tiêu biểu trong giai đoạn 1858 – 1945:

  • 1/9/1858: Thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta
  • 1859 – 1862: Phong trào chống Pháp của Trương Định
  • 5/7/1885: Cuộc phản công kinh thành Huế
  • 1904 – 1909: Phong trào đông du
  • 5/6/1911: Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước
  • 3/2/1930: Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời
  • 1930 – 1931: Phong trào Xô Viết Nghệ  - Tĩnh
  • 8/1945: Cách mạng tháng Tám thành công
  • 2/9/1945: Bác Hồ đọc bản tuyên ngôn độc lập.
Bài 12: Vượt qua tình thế hiểm nghèo

Cách mạng tháng Tám thành công, nước ta trở thành nước độc lập, xong thực dân Pháp âm mưu xâm lược nước ta 1 lần nữa. Dân tộc Việt Nam dưới dự lãnh đạo của Đảng và chính phủ quyết tâm đứng lên tiến hành cuộc kháng chiến bảo vệ độc lập và chủ quyền đất nước. Bài học đầu tiên về giai đoạn này giúp ta tìm hiểu tình hình đất nước sau ngày 2/9/1945.

1. Những khó khăn của nước ta sau cách mạng tháng Tám

  • Giặc đói
  • Giặc dốt
  • Giặc ngoại xâm

=> Đất nước vào tình thế nghìn cân treo sợi tóc.

2. Những giải pháp mà Đảng và Bác Hồ đã làm để giúp đất nước thoát khỏi tình thế hiểm nghèo.

  • Đẩy lùi giặc đói:
    • Lập hũ gạo cứu đói, ngày đồng tâm, …dành gạo cho dân nghèo
    • Dân nghèo được chia ruộng, đẩy mạnh phong trào tăng gia sản xuất nông nghiệp.
  • Chống giặc dốt:
    • Mở lớp bình dân học vụ ở khắp nơi để xóa nạn mù chữ.
    • Trường học được mở thêm, trẻ em nghèo được cắp sách đến trường.
  • Chống giặc ngoại xâm:
    • Ngoại giao khôn khéo đẩy quân Tưởng về nước
    • Hòa hoãn, nhấn nhượng với Pháp để có thời gian chuẩn bị kháng chiến lâu dài.
    • Lập “ quỹ độc lập”, “ quỹ đảm phụ quốc phòng”, “tuần lễ vàng” để quyên góp xây dựng đất nước.
Bài 13: Thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước

Vừa giành được độc lập, Việt Nam muốn hòa bình để xây dựng đất nước, chính phủ ta đã nhiều lần nhân nhượng cho Pháp nhưng cũng không không thể ngăn cản âm mưu xâm lược của chúng. Trước tình hình đó, chúng ta đã quyết định đứng lên kháng chiến với khẩu hiệu: “Thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước”.

1. Thực dân Pháp quay lại xâm lược nước ta

  • Sau cách mạng tháng Tám, thực dân Pháp quay lại đánh chiếm Sài Gòn , mở rộng xâm lược ở Nam Bộ.
  • Đánh chiếm Hà Nội, Hải Phòng.
  • Ngày 18/12/1946 chúng gửi tối hậu tư đòi chính phủ ta phải giải tán lực lượng tự về, giao quyền kiểm soát Hà Nội cho chúng.

2. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của chủ tịch Hồ Chí Minh

  • Đêm ngày 18, rạng sáng 19/12/1946 Đảng và Chính phủ đã họp và phát động toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp.
  • Ngày 20/12/1946 Đài tiếng nói Việt Nam phát đi lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của chủ tịch Hồ Chí Minh.
  • Nội dung lời kêu gọi kháng chiến : “SGK”.

3. Quyết tử cho tổ quốc quyết sinh

  • Quân dân Hà Nội đã ròng rã 60 ngày đêm  với hơn 200 trận đánh, loại  khỏi vòng chiến đấu hơn 2000 tên, giam chân địch để bảo vệ đồng bào.
  • Ngày 20/12/1946 ở Huế, quân và dân ta đã vùng lên nổ súng vào các vị trí địch chiếm đóng. Sau gần 50 ngày đêm chiến đấu ác liệt, quân dân Thừa Thiên Huế đã tiêu diệt được khoảng 200 tên địch và rút khỏi thành phố để kháng chiến lâu dài.
  • Ở Đà Nẵng, ngày 20/12/1946, ta nổ súng tấn công địch.
  • Ở các địa phương khác, cuộc chiến đấu chống quân xâm lược cũng diễn ra quyết liệt.
Bài 14: Thu đông 1947, Việt Bắc “mồ chôn giặc Pháp”

Sau những ngày đầu toàn quốc kháng chiến, chính phủ và nhân dân ta đã rời Hà Nội lên xây dựng thủ đô kháng chiến tại Việt Bắc gồm 6 tỉnh: Tuyên Quang, Hà Giang, Bắc Kạn, Cao Bằng, Lạng Sơn, Thái Nguyên…Đây là nơi tập trung cơ quan đầu não và bộ đội chủ lực của ta. Thu - đông năm 1947, giặc Pháp ồ ạt tấn công lên Việt Bắc nhằm tiêu diệt cơ quan đầu não của kháng chiến, nhưng chúng đã thất bại. Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về chiến thắng Việt Bắc Thu – đông 1947.

 

1. Âm mưu của địch và chủ trương của ta

  • Âm mưu của địch:
    • Tiêu diệt cơ quan đầu nào kháng chiến
    • Tiêu diệt bộ đội chủ lực của ta
    • Mau chóng kết thúc chiến tranh

Chủ trương của ta: Phá tan cuộc tấn công của giặc.

2. Diễn biến của chiến dịch Việt Bắc – Thu đông năm 1947

  • Tháng 10/1947 Pháp chia 3 mũi tấn công Việt Bắc
  • Tại Bắc Kạn, Chợ Mới, Chợ Đồn chúng nhảy dù xuống và rơi vào trận địa phục kích của ta.
  • Trên đường bộ, quân ta chặn đánh địch và giành thắng lợi ở đào Bông Lan.
  • Trên đường thủy ta chặn đánh ở Đoan Hùng.
  • Sau hơn một tháng bị sa lầy, địch buộc phải rút lui Quân ta mai phục chặn đánh dữ dội tại Bình Ca, Đoan Hùng.

3. Kết quả của chiến dịch Việt Bắc Thu – đông 1947

  • Sau hơn 1 tháng sa lầy, địch buộc phải rút lui.
  • Địch chết hơn 3000 tên, bị bắt hàng trăm tên.
  • 16 máy bay bị bắn rơi.
  • Nhiều tàu chiến ca nô bị bắn chìm.

4. Ý nghĩa của chiến thắng Việt Bắc Thu – đông 1947

  • Quân dân ta đã đánh bại cuộc tấn công quy mô lớn, phá tan âm mưu “Đánh nhanh thắng nhanh” của thực dân Pháp.
  • Ta bảo vệ được cơ quan đầu não của cuộc kháng chiến.

5. Bài tập trắc nghiệm lịch sử lớp 

Bài 15: Chiến thắng biên giới Thu – đông 1950

Sau chiến thắng Việt Bắc, thế và lực của quân dân ta đủ mạnh để chủ động tiến công địch. Chiến thắng thu-đông 1950 ở biên giới Việt –Trung là một ví dụ. Để hiểu rõ chiến thắng ấy, các em cùng tìm hiểu bài “ Chiến thắng biên giới thu-đông 1950”.

1. Mục đích mở chiến dịch biên giới thu – đông 1950 của ta

  • Nhằm giải phóng một phần biên giới Việt  - Trung
  • Củng cố và mở rộng Căn cứ địa Việt Bắc
  • Phá tan âm mưu khóa chặt biên giới Việt Trung của địch, khai thông đường liên lạc.

2. Diễn biến chiến dịch biên giới thu – đông 1950

  • Sáng ngày 16/9/1950, ta nổ súng tấn công cứ điểm Đông Khê
  • Sáng ngày 18/9/1950, ta chiếm được cứ điểm Đông Khê
  • Pháp rút khỏi Cao Bằng theo đường số 4.

3. Kết quả của chiến dịch biên giới năm 1950

  • Diệt và bắt sông hơn 8000 tên địch
  • Căn cứ địa Việt Bắc được củng cố và mở rộng
  • Làm chủ 750 km trên giải biên giới Việt – Trung.

4. Ý nghĩa lịch sử

  • Chiến thắng biên giới thu – đông 1950 đã tạo chuyển biến cơ bản cho cuộc kháng chiến. Từ đây ta nắm quyền chủ động về chiến lược trên chiến trường chính.

5. Bài tập trắc nghiệm

  • Quân ta chiếm cụm cứ điểm Đông Khê vào? 
    • Sáng 18-9-1950
    • Sáng 16 - 9 - 1950
    • Ngày 16 - 9 - 1950
    • Ngày 18 - 9- 1950

 

Bài 16: Hậu phương những năm sau chiến dịch biên giới

Sau thất bại ở biên giới, tháng 12-1950 Pháp cử Đại tướng Đơ Lat-đơ Tát-xi-nhi sang làm Tổng chỉ huy quân đội viễn chinh Pháp. Ông đã đề ra 1 kế hoạch nhằm xoay chuyển đảo ngược tình thế giữa ta và địch đó là: đánh phá hậu phương của ta, đẩy mạnh tiến công quân sự. Trong tình hình đó chúng ta đẩy mạnh xây dựng hậu phương vững chắc để chi viện cho tiền tuyến. Chúng ta cùng tìm hiểu về hậu phương trong những ngày sau chiến dịch biên giới.

1. Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng

  • Diễn ra vào tháng 2 năm 1951
  • Nhiệm vụ: Phát triển tinh thần yêu nước, đẩy mạnh thi đua, chia ruộng đất cho nông dân.

2. Sự lớn mạnh của hậu phương  sau những năm chiến dịch biên giới

  • Sản xuất nhiều lương thực, thực phẩm
  • Các trường đại học Sư phạm, Đại học Y – Dược đào tạo được nhiều cán bộ phục vụ kháng chiến.

3. Đại hội thi đua anh hùng và chiến sĩ thi đua lần thứ nhất

  • Diễn ra vào ngày 1/5/1952
  • Nội dung: Khẳng định những đóng góp to lớn  của các tập thể và cá nhân cho thắng lợi cuộc kháng chiến.

4. Bài tập trắc nghiệm

Anh hùng lực lượng dân quân du kích là

  • Nguyễn Thị Chiên
  • Hoàng Hanh
  • Nguyễn Quốc Trị
  • Trần Đại Nghĩa
Bài 17: Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ

Nhà thơ Tố Hữu đã viết:

  • Chín năm làm một Điện Biên.
  • Nên vành hoa đỏ lên thiên sử vàng.

Đó là niềm tự hào, là tiếng reo vang của dân tộc Việt Nam về chiến thắng Điện Biên Phủ “ Một mốc vàng chói lọi trong lịch sử ”như Bác Hồ đã khẳng định .Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về chiến thắng Điện Biên Phủ.

 

1. Chuẩn bị cho chiến dịch Điện Biên Phủ

  • Mùa đông năm 1953, tại chiến khu Việt Bắc, Trung ương Đảng và Bác Hồ đã họp và nêu quyết tâm giành thắng lợi trong chiến dịch Điện Biên Phủ để kết thúc kháng chiến.
  • Ta đã chuẩn bị cho chiến dịch với tinh thần cao nhất:
    • Nửa triệu chiến sĩ từ các mặt trận hành quân về Điện Biên Phủ
    • Hàng vạn tấn vũ khí được vận chuyển vào trận địa ..
    • Gần 3 vạn người từ các địa phương tham gia vận chuyển lương thực, thực phẩm, quần áo, thuốc men lên Điện Biên Phủ.

2. Diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ

Trong chiến dịch Điện Biên Phủ ta mở 3 đợt tiến công:

  • Đợt 1: Mở vào ngày 13-3-1954 ,tấn công vào phía bắc của Điện Biên Phủ ở Him Lam, Độc Lập, Bản Kéo->sau 5 ngày chiến đấu địch bị tiêu diệt.
  • Đợt 2: Vào ngày 30-3-1954 đồng  loạt tấn công vào phân khu của địch ở Mường Thanh. Đến 26-4-1954, ta đã kiểm soát được phần lớn các cứ điểm phía đông , riêng đồi A1, C1 địch vẫn còn kháng cự quyết liệt .
  • Đợt 3: Bắt đầu vào ngày 1-5-1954 ta tấn công vào các cứ điểm còn lại. Chiều 6-5-1954 , đồi A1 bị công phá , 17 giờ 30 phút ngày 7-5 -1954 Điện Biên Phủ thất thủ , ta bắt sống tướng Đờ Ca-xtơ-ri và Bộ chỉ huy địch.

3. Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử

  • Nguyên nhân thắng lợi:
    • Có đường lối lãnh đạo đúng đắn của Đảng .
    • Quân dân ta có tinh thần chiến đấu bất khuất kiên cường.
    • Ta đã chuẩn bị tối đa cho chiến dịch .
    • Ta được sự ủng hộ của bạn bè quốc tế.
  • Ý nghĩa lịch sử:
    • Chiến thắng Điện Biên Phủ đã kết thúc oanh liệt cuộc tiến công đông –xuân 1953 -1954 của ta , đập tan “ Pháo đài không thể công phá ”của giặc Pháp , buộc chúng phải kí hiệp định Giơ-ne-vơ, rút quân về nước, kết thúc 9 năm kháng chiến chống Pháp trường kì gian khổ.

 4. Câu hỏi và bài Trắc nghiệm lịch sử 5 bài 17:

          Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ . Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi, màu xanh là đúng, màu đỏ là sai

 

Bài 18: Ôn tập- Chín năm kháng chiến bảo vệ độc lập dân tộc (1945 – 1954)

1. Tình thế hiểm nghèo của nước ta sau cách mạng tháng Tám thường đường diễn tả bằng cụm từ nào? Em hãy kể tên ba loại “giặc” mà cách mạng nước ta  phải đương đầu từ cuối năm 1945?

Trả lời:

  • Sau cách mạng tháng Tám, các nước đế quốc và các thế lực phản động cấu kết với nhau bao vây chống phá Cách mạng. Lũ lụt và hạn hán làm cho nông nghiệp đình đốn, một số ruộng không thể cày được. Nạn đói đầu năm 1945 đã cướp đi sinh mạng của hơn 2 triệu người. Hơn 90% đồng bào không biết chữ. Nước ta đang ở trong tình thế “ Ngàn cân treo sợi tóc”.
  • Ba loại giặc mà cách mạng nước ta phải đương đầu từ cuối năm 1945: Giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm.

2.          “Chín năm làm một Điện Biên

       Nên vành hoa đỏ, nên thiên sử vàng”.

Em hãy cho biết: “Chín năm đó được bắt đầu và kết thúc vào thời gian nào?

Trả lời:

  • Chín năm đó bắt đầu từ ngày 23/9/1945
  • Kết thúc vào ngày 21/7/1954

3. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định điều gì? Lời khẳng định ấy giúp em liên tưởng đến bài thơ nào ra đời trong cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ hai (đã học ở lớp 4)?

Trả lời:

  • Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định:  thiện chí hòa bình và tinh thần quyết tâm chiến đấu, hi sinh vì độc lập dân tộc của nhân dân ta.
  • Lời khẳng định ấy giúp em liên tưởng đến bài thơ “Nam quốc sơn hà” ra đời trong cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ hai.

4. Em hãy thống kê một số sự kiện mà em cho là tiêu biểu nhất trong  chín năm kháng chiến chống  thực dân Pháp xâm lược?

Trả lời:

Một số sự kiện tiêu biểu trong chín năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược:

Thời gian

Sự kiện lịch sử tiêu biểu

1945 - 1946

Đẩy lùi giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm.

19/12/1946

Kêu gọi toàn quốc kháng chiến.

Cuối năm 1946

Đồng loạt nổ súng chống thực dân Pháp.

Năm 1947

Chiến dịch Việt Bắc Thu – đông

Năm 1950

Chiến dịch biên giới Thu – đông

1951 – 1953

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II. Đại hội chiến sĩ thi đua toàn quốc.

7/5/1954

Chiến dịch Điện Biên Phủ thắng lợi.