LỚP 5


Bài 19: Nước nhà bị chia cắt

Hôm nay, chúng ta cùng đến với bài "Nước nhà bị chia cắt". Thông qua bài học, chúng ta sẽ biết được tình hình đất nước ta sau hiệp định Giơ - ne - vơ cũng như âm mưu của Mỹ - Diệm. Bài học dưới đây, đã tổng hợp kiến thức trọng tâm và trả lời câu hỏi cuối bài. Chúc các bạn học tập tốt.

1. Hiệp định Giơ – ne – vơ

  • Sau khi Pháp thất bại nặng nề ở Điện Biên Phủ, chúng buộc phải kí hiệp định Giơ – ne – vơ với nước ta.
  • Ngày 21/7/1954, hiệp định được kí kết.
  • Nội dung hiệp định:
    • Chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam và Đông Dương.
    • Sông Bến Hải (vĩ tuyến 17) là giới tuyến phân chia tạm thời hai miền Nam – Bắc.
    • Quân Pháp sẽ rút khỏi miền Bắc, chuyển vào miền Nam
    • Đến tháng 7/1956, nhân dân hai miền Nam – Bắc sẽ tiến hành tổng tuyển cử, thống nhất đất nước.

2. Tình hình nước ta sau hiệp định Giơ – ne – vơ

  • Ở miền Bắc: Được giải phóng, xây dựng chủ nghĩa xã hội.
  • Ở miền Nam: Mỹ thay chân Pháp xâm lược miền Nam, lập chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm.

3. Âm mưu và hành động của Mỹ – Diệm sau Hiệp định Giơ – ne – vơ

  • Phá hoại Hiệp định Giơ – ne - vơ
  • Ra sức, chống phá lực lượng cách mạng.
  • Khủng bố dã man những người đòi hiệp thương tổng tuyển cử, thống nhất đất nước.
  • Thực hiện chính sách ”tố cộng”, “diệt cộng” dã man.

=> Đồng bào ta bị tàn sát, đất nước ta bị chia cắt lâu dài. Chúng ta lại tiếp tục cầm súng chiến đấu chống đế quôc Mỹ và tay sai.

CH: Nêu dẫn chứng về việc đế quốc Mĩ phá hoại hiệp định Giơ – ne – vơ?

Trả lời:

Dẫn chứng về việc đế quốc Mĩ phá hoại hiệp định Giơ – ne – vơ là:

  • Trong khí Pháp rút quân, Mĩ dần thay chân xâm lược miền Nam, đưa Ngô Đình Diệm lên làm tổng thống, lập ra chính quyền tay sai.
  • Chống phá, tàn sát dã man những người đòi hiệp thương  tổng tuyển cử, thống nhất đất nước.
  • Thực hiện chính sách “tố cộng”, “diệt cộng” và khẩu hiệu “diết nhầm còn hơn bỏ sót” giết hại chiến sĩ cách mạng và nhân dân vô tội…
Bài 20: Bến Tre đồng khởi

Bài học trước các em đã hiểu được nỗi đau chia cắt đất nước, chia lìa dân tộc, chống lại cuộc tàn sát đẫm máu của Mĩ - Diệm gây ra. Trước hoàn cảnh đó, nhân dân ta không còn cách nào khác là phải đứng lên cầm súng chiến đấu. Trong bài học hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu về phong trào ”Đồng khởi” của nhân dân thành phố Bến Tre. Đây là một phong trào đi đầu, tiêu biểu cho phong trào đấu tranhcủa nhân dân miền Nam.

1. Nguyên nhân bùng nổi khởi nghĩa

  • Do sự đàn áp tàn bạo của chính quyền Mĩ – Diệm, nhân dân miền Nam buộc phải vùng lên phá tan ách kìm kẹp.
  • Phong trào bùng nổ từ cuối năm 1959 đầu năm 1969, mạnh mẽ nhất là ở Bến Tre.

2. Diễn biến cuộc khởi nghĩa

  • Ngày 17/1/1960, nhân dân huyện Mỏ Cày đứng lên khởi nghĩa, mở đầu phong trào “ Đồng Khởi” ở tỉnh Bến Tre. Với vũ khí thô sơ, nhân dân vùng dậy, làm cho quân địch khiếp đảm.
  • Từ cuộc nổi dậy ở Mỏ Cày, phong trào lan nhanh các huyện khác.
  • Từ Bến Tre, phong trào lan khắp miền Nam.

3. Kết quả cuộc khởi nghĩa

  • Sau một tuần: 22 xã được giải phóng, 29 xã khác được tiêu diệt ác ôn, vây đồn, giải phóng nhiều ấp.
  • Chính quyền địch bị tê liệt, tan rã.
  • Chính quyền cách mạng được thành lập ở các thôn, xã.
  • Nhân dân được chia ruộng đất, được làm chủ quê hương.

4. Ý nghĩa của phong trào Đồng khởi

  • Phong trào mở ra thời kì mới cho cuộc đấu tranh của nhân dân miền Nam. Nhân dân miền Nam cầm vũ khí chống quân thù, đẩy Mĩ và quân đội Sài Gòn vào thế bị động, lúng túng.

CH: Quan sát hình trên, em có nhận xét gì về khí thế nổi dậy của đồng bào miền Nam?

Trả lời:

  • Qua bức ảnh trên em thấy, có rất nhiều nhân dân miền Nam hưởng ứng, ủng hộ và nổi dậy mạnh mẽ quyết liệt để đứng lên bảo vệ đất nước và phá thế kìm kẹp.
Bài 21: Nhà máy hiện đại đầu tiên của nước ta

Nhà máy cơ khí Hà Nội là nhà máy hiện đại đầu tiên ở nước ta. Vì sao Đảng và Chính phủ ta quyết định xây dựng Nhà máy cơ khí Hà Nội? Thời gian khởi công, địa điểm xây dựng, thời gian khánh thành Nhà máy cơ khí Hà Nội? Sự ra đời của nhà máy có ý nghĩa như thế nào? Nhà máy đóng góp gì cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta. Trong bài học hơm nay các em sẽ biết điều đó.

1. Nhiệm vụ của miền Bắc và hoàn cảnh ra đời của nhà máy cơ khí Hà Nội

  • Sau hiệp định Giơ – ne – vơ miền Bắc nước ta bước vào một thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội làm hậu phương lớn cho cách mạng miền Nam.
  • Đảng và chính phủ quyết định xây dựng một nhà máy cơ khí hiện đại ở miền Bắc để trang bị máy học hiện đại cho miền Bắc, thay thế các công cụ thô sơ, việc này giúp tăng năng suất và chất lượng lao động.
  • Nhà máy Cơ khí Hà Nội ra đời.

2. Qúa trình xây dựng và những đóng góp của  nhà máy cơ khí cho công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc

  • Thời gian xây dựng: Từ tháng 12/1955 đến tháng 4/1958
  • Địa điểm: Phía Tây Nam thủ đô Hà Nội
  • Diện tích hơn 10.000 mét vuông
  • Quy mô: Lớn nhất khu vực Đông Nam Á thời bấy giờ.
  • Nước giúp đỡ xây dựng: Liên Xô
  • Các sản phẩm: Máy Phay, máy tiện, máy khoan…tiêu biểu là tên lửa A12.
  • Các sản phẩm đã phục vụ công cuộc lao động, xây dựng chủ nghĩa xã hội và đóng góp phần quan trọng vào công cuộc bảo vệ tổ quốc.

CH: Nêu tên một số sản phẩm do Nhà máy Cơ khí Hà Nội sản xuất?

Trả lời:

  • Những sản phẩm do nhà máy Cơ Khí Hà Nội sản xuất là: máy phay, máy tiện, máy khoan, tên lửa A12….
Bài 22: Đường Trường Sơn

Em có biết đường Trường Sơn là đường nối từ đâu đến đâu không? Trong những năm tháng chiến tranh ác liệt chống Mỹ cứu nước, giữa chốn rừng xanh, núi đỏ, đèo dốc cheo leo của Trường Sơn, bộ đội, thanh niên xung phong đã mở “đường mòn Hồ Chí Minh”, góp phần chiến thắng giặc Mỹ, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về con đường lịch sử này nhé.

1. Tìm hiểu về đường Trường Sơn

  • Đường Trường Sơn ra đời vào ngày 19/5/1959
  • Đường  Trường  Sơn  bắt  đầu  từ  hữu ngạn sông  Mã-Thanh  Hóa,  qua  miền tây Nghệ An đến miền đông  Nam  bộ.
  • Tên gọi: Đường Hồ Chí Minh hoặc đường mòn Hồ Chí Minh
  • Mục đích mở đường: Để chi viện lương thực, vũ khí, sức người… cho chiến trường miền Nam.

2. Những tấm gương tiêu biểu gắn với đường Trường Sơn

  • Anh Nguyễn Viết Sinh
  • 10 cô gái Ngã ba Đồng Lộc
  • Bộ đội, đồng bào…

3. Ý nghĩa của đường Trường Sơn đối với sự nghiệp chống Mĩ cứu nước

  • Là tuyến giao thông quân sự chính chi viện sức người, vũ khí, lương thực, của cải…cho chiến trường, góp phần to lớn vào thắng lợi  của cách mạng miền Nam.
  • Đường Trường Sơn là biểu tượng cho ý chí quyết thắng của dân tộc Việt Nam trong kháng chiến chống Mĩ.

CH: Hình 2 gợi cho em suy nghĩ gì?

Trả lời:

  • Hình 2 (sgk) là hình ảnh của đồng bào Tây Nguyên vận chuyển hàng tiếp tế cho quân giải phóng (xuân 1975).
  • Qua hình ảnh này em thấy, không chỉ có quân chi viện của miền Bắc mà những đồng bào Tây Nguyên cũng giúp đỡ sức người, sức của để giúp nhân dân miền Nam đấu tranh chống quân xâm lược.
Bài 23: Sấm sét đêm giao thừa

Vào Tết Mậu Thân năm 1968, quân và dân miền Nam đồng loạt nổi dậy Tổng tiến công, tiêu biểu là cuộc tiến công vào Sứ quán Mỹ tại Sài Gòn. Trong bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về sự kiện lịch sử trọng đại này.

  • Vào dịp Tết Mậu Thân 1968 quân dân miền Nam đã tiến hành Tổng tiến công và nổi dậy vào các cơ quan đầu nào của địch.
  • Diễn biến:
    • Đêm 30 Tết Mậu thân 1968, khi mọi người đang đón giao thừa, thì ở các địa điểm bí mậy trong thành phố, đội quân giải phóng lặng lẽ xuất kích.
    • Thời điểm Bác Hồ chúc tết trên sóng truyền thanh, tiếng súng quân giải phóng rền vang ở Sài Gòn và nhiều thành phố khác.
    • Ở Sài Gòn, quân ta đánh vào đại sứ quán Mĩ, sân bay Tân Sơn Nhất, Tổng nha cảnh sát, bộ tư lệnh hải quân…
    • Cùng với Sài Gòn, quân giải phóng tiến công khắp các thành phố như Cần Thơ, Nha Trang , Huế, Đà Nẵng làm cơ quan trung ương và địa phương của Mĩ tê liệt và hoang mang lo sợ.
  • Kết quả: Mĩ chấp nhận thất bại một bước, chấp nhận đàm phán tại Pa – ri về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam.

CH: Cùng với cuộc tiến công vào Sài Gòn, quân giải phóng  đã tiến công vào những nơi nào?

Trả lời:

  • Cùng với cuộc tiến công vào Sài Gòn, quân giải phóng  đã tiến công vào những  thành phố, thị xã miền Nam như Cần Thơ, Nha Trang, Huế, Đà Nẵng…
Bài 24: Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không”

Vào những ngày cuối tháng 12-1972, đế quốc Mỹ dùng máy bay B52 rải thảm Hà Nội nhằm hủy diệt Thủ đô, làm nhụt ý chí và sức chiến đấu của nhân dân ta, nhằm giành thế thắng tại Hội nghị Pa-ri. Nhưng chỉ trong vòng 12 ngày đêm, tổng thống Mỹ buộc phải tuyên bố ngừng ném bom. Chiến thắng của quân và dân ta những ngày cuối tháng 12-1972 tại Hà Nội trở thành biểu tượng của tinh thần bất khuất và ý chí quyết thắng Mỹ của dân tộc Việt Nam. Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về chiến thắng vẻ vang này.

1. Âm mưu của đế quốc Mĩ trong việc dùng máy bay B52

  • Mỹ ném bom phòng phá hoại, hủy diệt Hà Nội
  • Mỹ muốn khuất phục nhân dân ta
  • Mỹ muốn nắm ưu thế trong việc đàm phán chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam.

2. Hà Nội – 12 ngày đêm quyết chiến

  • Khoảng 20 giờ ngày 18/12/1972 Mĩ ồ ạt ném bom vào Hà Nội, mở đầu 12 ngày đêm ném bom hủy diệt.
  • Thắng lợi của quân dân ta:
    • Đêm 20 rạng sáng ngày 21/12 bắn rơi 7 chiếc máy bay B52; bắt sống nhiều phi công Mĩ.
    • Ngày 26/12 bắn rơi 18 máu bay (8 máy bay B52); bắt sống nhiều phi công Mĩ.
    • Đêm 29/12 đánh thắng trận cuối cùng, tiêu diệt thêm 1 chiếc B52.

CH: Em suy nghĩ gì về việc máy bay Mỹ ném bom hủy diệt trường học, bệnh viện?

Trả lời:

  • Mỹ ném bóm hủy diệt trường học, bệnh viện cho ta thấy đế quốc Mỹ vô cùng thâm hiểm và độc ác. Để thực hiện được dã tâm của mình, chúng sẵn sàng giết cả những người dân vô tội.

3. Ý nghĩa chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không”

  • Đập an âm mưu xâm lược của đế quốc Mỹ
  • Khẳng định ý chí quyết chiến, quyết thắng của quân dân ta
  • Buộc Mỹ phải kí hiệp định Pa – ri chấm dứt chiến tranh xâm lược Việt Nam.

CH: Tại sao gọi chiến thắng 12 ngày đêm cuối năm 1972 ở Hà Nội và các thành phố khác ở miền Bắc là chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không”?

Trả lời:

  • Sau 12 ngày đêm, cuộc tập kích bằng máy bay của Mỹ trong đó có 34 máy bay B52 bị bắn rơi, nhiều chiếc rơi trên bầu trời Hà Nội.
  • Đây là thất bại nặng nề nhất trong lịch sử không quân Mỹ là chiến thắng oanh liệt nhất trong cuộc chiến đấu bảo vệ miền Bắc. Chiến thắng này được dư luận thế giới gọi đây là trận “Điện Biên Phủ trên không”.
Bài 25: Lễ kí hiệp định Pa – ri

Một tháng sau ngày toàn thắng “Điện Biên Phủ trên không”, trên đường phố Clê-be giữa thủ đô Pa-ri tráng lệ, cờ đỏ sao vàng kiêu hãnh đón chào một sự kiện lịch sử quan trọng của Việt Nam: Lễ kí Hiệp định về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam. Trong giờ học lịch sử hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về sự kiện lịch sử quan trọng này.

1. Nguyên nhân Mỹ kí hiệp định Pa – ri

  • Mỹ thất bại nặng nề trên chiến trường hai miền Nam, Bắc -> Mỹ phải chấp nhận kí Hiệp định Pa – ri.
  • Ngày 27/01/1973 lễ kí chính thức Hiệp định Pa – ri về Việt Nam.

2. Lễ kí hiệp định Pa – ri

  • Lễ kí hiệp định Pa – ri diễn ra rất tôn nghiêm, trang trọng mang tính quốc tế.
  • Bộ Trưởng Nguyễn Duy Trinh và Bộ trưởng Nguyễn Thị Bình đại diện phía Cách mạng Việt Nam đặt bút kí vào văn bản Hiệp định lúc 11 giờ Pa – ri.

3. Nội dung của hiệp định Pa – ri

  • Mỹ phải tôn trọng độc lập chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam
  • Phải rút toàn bộ quân Mỹ và quân đồng minh ra khỏi Việt Nam.
  • Phải chấm dứt dính líu quân sự ở Việt Nam.
  • Phải có trách nhiệm trong việc xây dựng hòa bình ở Việt Nam.

4. Ý nghĩa của hiệp định Pa – ri về Việt Nam

  • Đánh dấu những thắng lợi to lớn của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
  • Tạo nên bước ngoặt quan trọng trong cuộc đấu tranh cách mạng của nhân dân ta (Quân Mỹ và quân các nước chư hầu phải rút khỏi Việt Nam).

CH: Theo hiệp định Pa – ri, Mỹ phải thực hiện những điều gì?

Trả lời:

  • Theo hiệp định Pa – ri, Mỹ phải thực hiện những điều:
  • Mỹ phải tôn trọng độc lập chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam
  • Phải rút toàn bộ quân Mỹ và quân đồng minh ra khỏi Việt Nam.
  • Phải chấm dứt dính líu quân sự ở Việt Nam.
  • Phải có trách nhiệm trong việc xây dựng hòa bình ở Việt Nam.
Bài 26: Tiến vào Dinh Độc Lập

Ngày 30/4/ 1975 là ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Và bài học hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu sự kiện lịch sử trọng đại này qua bài “Tiến vào Dinh Độc Lập”.

1. Hoàn cảnh lịch sử

  • Sau hơn một tháng Tổng tiến công và nổi dậy, quân dân ta đã giải phóng toàn bộ Tây Nguyên và dải đất miền Trung.
  • Tại đồng bằng Sông Cửu Long, đến ngày 25 tháng 4 năm 1975 quân địch đã mất hầu hết các vị trí then chốt trong tuyến phòng thủ từ xa quanh Sài Gòn.
  • Thành phố Sài Gòn rối loạn, nội bộ của địch hoang mang lo sơ.
  • Thành phố lúc này trở thành một ốc đảo chỉ còn giao lưu với bên ngoài bằng đường không.

2. Diễn biến cuộc tiến vào dinh độc lập

a. Các mũi tấn công của quân ta

  • Đúng 17 giờ, ngày 26/4/1975, chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử nhằm giải phóng Sài Gòn bắt đầu.
  • Quân ta chi làm 5 cánh quân tiến vào Sài Gòn. Tại mũi phía đông, dẫn đầu là lữ đoàn xe tăng 203 có nhiệm vụ phối hợp với các đơn vị bạn cắm lá cờ cách mạng trên nóc dinh Độc Lập.

b. Xe tăng quân ta tiến vào dinh Độc Lập:

  • Xe tăng 843 của đồng chí Bùi Quang Thận đi đầu, húc vào cổng phụ và bị kẹt lại.
  • Xe tăng 390 do đồng chí Vũ Đăng Toàn chỉ huy đâm thẳng vào cổng chính Dinh độc lập.
  • Đồng chí Bùi Quang Thận nhanh chóng tiến lên tòa nhà và cắm lá cờ cách mạng lên nóc dinh.
  • Chỉ huy lữ đoàn ra lệnh cho bộ đội không nổ súng, nhiều tốp chiến sĩ nhanh chóng tỏa lên các tầng.

c. Tổng thống Dương Văn Minh và toàn bộ nội các đầu hàng vô điều kiện.

  • 11 giờ 45 phút ngày 30/4/1945, đại úy Phạm Xuân Thệ và các sĩ quan dưới quyền đã đưa Dương Văn Minh ra đài phát thanh tuyên bố đầu hàng vô điều kiện.

CH: Sự kiện quân ta tiến vào Dinh Độc Lập thể hiện điều gì?

Trả lời:

  • Sự kiện quân ta tiền vào Dinh Độc Lập, cơ quan cao cấp của chính quyền Sài Gòn chứng tỏ quân địch đã thua và cách mạng đã thành công.

CH: Tại sao Dương Văn Minh  buộc phải ra lệnh đầu hàng không điều kiện?

Trả lời:

  • Dương Văn Minh  buộc phải ra lệnh đầu hàng không điều kiện vì lúc đó quân dội chính quyền Sài Gòn rêu rã đã bị quân đội Việt Nam đánh tan, Mĩ cũng tuyên bố thất bại và rút khỏi miền Nam Việt Nam.

3. Ý nghĩa lịch sử

  • Đánh tan chính quyền và quân đội Sài Gòn, giải phóng hoàn toàn miền Nam, chấm dứt 21 năm chiến tranh.
  • Đất nước thống nhất, nhiệm vụ giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước của cách mạng Việt Nam đã hoàn toàn thắng lợi.
Bài 27: Hoàn thành thống nhất đất nước

Từ năm 1975, sau khi đất nước thống nhất, nhân dân cả nước bắt tay vào hàn gắn vết thương chiến tranh và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Và cụ thể quá trình xây dựng đất nước diễn ra như thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu thông qua bài “hoàn thành thống nhất đất nước”.

1. Cuộc tổng tuyển cử bầu Quốc hội khóa VI

  • Ngày 25/4/1976: Cuộc Tổng tuyển cử bầu quốc hội chung được tổ chức
  • Không khí cả nước tưng bừng, khắp nơi tràn ngập cờ và hoa
  • Kết quả:
    • Cuộc bầu cử kết thúc tốt đẹp
    • Cả nước có 98,8% tổng số cử tri đi bỏ phiếu

CH: Tại sao ngày 25/4/1976 là ngày vui nhất của nhân dân ta?

Trả lời:

  • Ngày 25/4/1976 là ngày vui nhất của nhân dân ta vì ngày này là ngày dân tộc ta hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước sau bao nhiêu năm dài chiến tranh hi sinh gian khổ. Ngày 25/4/1976, nhân dân cả nước phấn khởi thực hiện quyền công dân của mình, lần đầu tiên được vinh dự cầm lá phiếu bầu Quốc hội thống nhất.

2. Những quyết định quan trọng của kì họp thứ nhất Quốc hội khóa VI

  • Thời gian của kì họp: Cuối tháng 6 đầu tháng 7 năm 1976
  • Quyết định của kì họp thứ nhất Quốc hội khóa VI:
    • Lấy tên nước là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
    • Quyết định, quốc huy, quốc kì là lá cờ đỏ sao vàng.
    • Quốc ca là bài Tiến quân ca
    • Thủ đô là thành phố Hà Nội
    • Thành phố Sài Gòn – Gia định đổi tên là thành phố Hồ Chí Minh.
Bài 28: Xây dựng nhà máy thủy điện Hòa Bình

Sau năm 1975, cả nước cùng bước vào công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội. Trong quá trình đó, mọi hoạt động sản xuất và đời sống rất cần điện. Một trong những công trình vĩ đại kéo dài suốt 15 năm là công trình xây dựng Nhà máy thủy điện Hòa Bình. Bài học “ Xây dựng Nhà máy thủy điện Hòa Bình” sẽ đưa chúng ta đến với công trình thế kỉ ấy.

1. Sự ra đời của nhà máy thủy điện Hòa Bình

  • Sau khi hoàn thành nhiệm vụ thống nhất đất nước, cách mạng Việt Nam có nhiệm vụ xây dựng đất nước tiến lên CNXH.
  • Ngày 6/11/1979 tại tỉnh Hòa Bình, nhà máy thủy điện Hòa Bình chính thức được khởi công xây dựng.
  • Chính phủ Liên Xô là người cộng tác, giúp đõ chúng ta xây dựng nhà máy.

2. Tinh thần lao động khẩn trương, dũng cảm trên công trường xây dựng nhà máy thủy điện Hòa Bình

  • Trên công trường, ngày đêm có 3 vạn người và hàng nghìn xe cơ giới làm việc hối hả.
  • Cán bộ và công nhân làm việc chăm chỉ, vượt lên những khó khăn, thiếu thốn ở nơi đây.
  • Cả nước hướng về Hòa Bình và sẵn sàng viện trợ sức người và của để xây dựng nhà máy.
  • Gần 1 nghìn kĩ sư, công nhân bậc cao của Liên Xô đã tình nguyện sang giúp đất nước ta.

=>Ngày 30/12/1988 tổ máy thủy điện Hòa Bình bắt đầu phát điện. Ngày 4/4/1994, tổ máy số 8, tổ máy cuối cùng đã hòa vào điện lưới quốc gia.

CH: Quan sát hình 1, em có nhận xét gì?

Trả lời:

  • Hình ảnh 1 là ảnh ghi lại niềm vui của những người công nhân xây dựng nhà máy Thủy điện Hòa Bình khi vượt mức kế hoạch, điều đó đã nói lên sự tận tâm, cố gắng hết mức, dồn toàn tâm toàn lực của công nhân xây dựng nhà máy cho đến ngày hoàn thành công trình.

CH: Em nghĩ gì về những số liệu nói trên?

Trả lời:

  • Qua những số liệu trên, em thấy, sự lao động hết mình, không quản khó khăn, gian khổ, dám hi sinh của những người công nhân, kĩ sư vì sự phát triển của đất nước. Để có được thành quả tốt đẹp như ngày hôm nay, chúng ta đã phải đánh đổi bằng mồ hôi, xương máu của những người con Việt Nam cũng như anh em bạn bè Liên Xô. Điều đó rất đáng biết ơn và kính trọng.

3. Đóng góp của nhà máy thủy điện Hòa Bình vào sự nghiệp xây dựng đất nước.

  • Cung cấp nguồn điện  cho cả nước, phục vụ cho sản xuất và đời sống nhân dân.
  • Ngăn chặn, hạn chế lũ lụt cho đồng bằng Bắc Bộ.
  • Cung cấp nước chống hạn cho một số tỉnh phía Bắc
  • Tạo điều kiện cho việc phát triển giao thông đường thủy.
Bài 29: Ôn tập lịch sử nước ta từ giữa thế kỉ XIX đến nay

Trong giờ học hôm nay,chúng ta cùng tổng kết lại những nội dung quan trọng của lịch sử nước ta từ năm 1858 đến nay. Các bạn nhớ chú ý theo dõi bài học để nắm vững kiến thức hơn.

1. Lập bảng thống kê các sự kiện tiêu biểu của lịch sử  nước ta từ năm 1858 đến nay. Từ đó, em hãy chọn 5 sự kiện  tiêu biểu nhất và giải thích tại sao lại chọn 5 sự kiện đó?

Trả lời:

Giai đoạn lịch sử

Thời gian

Sự kiện lịch sử tiêu biểu

Hơn 80 năm chống thực dân Pháp xâm lược và đô hộ (1858 – 1945)

1858 - 1864

Khởi nghĩa Bình tây đại nguyên soái – Trương Định

5/7/1885

Cuộc phản công ở kinh thành Huế, bùng nổ phong trào Cần Vương

1904 – 1907

Phong trào Đông Du

5/6/1911

Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước.

3/2/1930

Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời.

1930 - 1931

Phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh

1945

Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trên cả nước.

2/9/1945

Bác Hồ đọc bản tuyên ngôn độc lập

Bảo vệ chính quyền non trẻ, trường kì kháng chiến chống thực dân Pháp (1945)

19/2/1946

Toàn quốc đứng lên kháng chiến chống Pháp.

Thu – đông 1947

Chiến dịch Việt Bắc

Thu – đông 1950

Chiến dịch biên giới

7/5/1954

Chiến thắng Điện Biên Phủ

Xây dựng đất nước ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất đất nước ở miền Nam (1954 – 1975)

17/1/ 1960

Bến Tre Đồng khởi

30/1/1968

Tổng tiến công và nổi dậy tết Mậu Thân

12/1972

Chiến thắng Điện Biên Phủ trên không

27/1/1973

Kí hiệp định Pa – ri chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam

30/4/1975

Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Xây dựng CNXH trong cả nước (1975 đến nay).

25/4/176

Tổng tuyển cử bầu Quốc hội nước Việt Nam thống nhất

6/11/1979

Khởi công xây dựng nhà máy thủy điện Hòa Bình.

5 sự kiện em cho là tiêu biểu nhất đó là:

  • Ngày 3/2/1930: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời
  • Tháng 8/ 1945: Cách mạng tháng Tám thành công
  • Ngày 7/8/1954: Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ
  • Ngày 27/1/1973: Hiệp định Pa – ri được kí kết, lập lại hòa bình ở Việt Nam.
  • Ngày 30/4/1975: Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

=> Tất cả 5 sự kiện này chính là những dấu mốc lịch sử quan trọng trong lịch sử nước ta giai đoạn 1858 đến nay.

2. Thông qua các bài lịch sử ở lớp 4 và lớp 5, cho biết vì sao nhân dân ta giành thắng lợi trong công cuộc giữ nước và dựng nước?

Trả lời:

Nhân dân ta giành thắng lợi trong công cuộc giữ nước và dựng nước vì:

  • Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng và Bác Hồ
  • Sự đoàn kết, dũng cảm của nhân dân ta. Chúng ta sẵn sàng chấp nhận khó khăn, gian khổ thậm chí hi sinh tính mạng để đánh giặc và xây dựng đất nước. Luôn có niềm tin chiến thắng.
  • Đất nước Việt Nam luôn nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ của nhân dân trên thế giới ưa chuộng hòa bình, đặc biệt là sự giúp sức của đất nước anh em Liên Xô.

3. Viết một đoạn văn nói lên cảm nghỉ của em về công lao của Bác Hồ đối với lịch sử dân tộc?

Trả lời:

Lịch sử Việt Nam từ khi giữ nước đến dựng nước không thể phủ nhận được công lao to lớn của Bác Hồ.

Là một người con yêu nước, Bác đã ra đi tìm đường cứu nước, tìm ra con đường đúng đắn nhất cho dân tộc Việt Nam.

Dưới sự lãnh đạo của Bác và Đảng Cộng sản Việt Nam, cách mạng nước ta đã vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách, đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Đó là thắng lợi của cách mạng tháng Tám và việc thành lập Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, Nhà nước do dân làm chủ đầu tiên trong lịch sử dân tộc. Đó là thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp mà đỉnh cao là chiến thắng Điện Biên Phủ "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu", giải phóng hoàn toàn miền Bắc, xây dựng hậu phương lớn cho công cuộc đấu tranh thống nhất đất nước…

Có thể nói, công lao của Bác được ví như non cao, biển rộng. Bác đã dâng trọn đời mình cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta. Đó là tấm gương sáng để các thế hệ sau học tập.

Bài 1: Việt Nam - đất nước chúng ta

1. Vị trí địa lí và giới hạn

  • Việt Nam nằm ở bán đảo Đông Dương, thuộc khu vực Đông Nam Á
  • Lãnh thổ Việt Nam vừa có đất liền, biển, đảo và quần đảo.
  • Vị trí địa lí thuận lợi trong việc giao lưu với các nước bằng đường bộ, đường biển và đường hàng không.

CH: Quan sát hình 1, hãy:

  • Chỉ phần đất liền nước ta trên lược đồ.
  • Nêu tên những nước giáp phần đất liền  của nước ta.
  • Cho biết biển bao bọc phía nào phần đất liền của nước ta. Tên biển là gì?
  • Kể tên một số đảo và quần đảo của nước ta.

Trả lời:

Phần đất liền nước ta trên bản đồ:

  • Các nước giáp phần đất liền của nước ta: Lào, Cam – pu – chia, Trung Quốc.
  • Biển bao bọc phần đất liền nước ta ở phía Đông, đó là biển Đông
  • Một số đảo và quần đảo ở nước ta là:
  • Đảo gồm có các đảo: Cát Bà, Bạch Long Vĩ, Phú Quốc, Cồn Cỏ…
  • Quần đảo có 2 quần đảo lớn: Trường Sa, Hoàng Sa.

2. Hình dạng và diện tích

  • Phần đất liền: Hẹp ngang, chạy theo chiều Bắc – Nam cong hình chữ S.
  • Diện tích lãnh thổ: Khoảng 330.000km2, vùng biển có diện tích rộng hơn nhiều lần.

CH: Quan sát hình 2 hãy cho biết:

  • Từ Bắc vào Nam, phần đất liền nước ta dài bao nhiêu ki lô mét?
  • Nơi hẹp nhất là bao nhiêu ki – lô – mét?

Trả lời:

  • Từ Bắc vào Nam, phần đất liền nước ta dài 1650 ki-lô-mét.
  • Nơi hẹp nhất là chưa đầy 50 ki-lô-mét.

CH: Dựa vào bảng số liệu (trang 68 SGK Địa lý 5), hãy cho biết những nước có diện tích lớn hơn và nhỏ hơn nước ta.

Trả lời:

  • Những nước có diện tích lớn hơn nước ta: Trung Quốc, Nhật Bản.
  • Những nước có diện tích nhỏ hơn nước ta: Lào, Campuchia.
Bài 2: Địa hình và khoáng sản

A. Kiến thức trọng tâm

 1. Địa hình

  • Phần đất liền nước ta có ¾ diện tích là đồi núi, ¼ diện tích là đồng bằng.
  • Đồi núi chủ yếu đồi núi thấp tập trung chủ yếu ở các tỉnh biên giới phía Bắc chạy dọc vào miền Nam.
  • Hướng núi: Tây Bắc – Đông Nam và cánh cung.
  • Đồng bằng chủ yếu là đồng bằng châu thổ, được các con sông bồi đắp phù sa
  • Đồng bằng có địa hình thấp, tương đối bằng phẳng => thuận lợi cho sản xuất và trồng lúa nước.

CH: Dựa vào hình 1, hãy:

  • Vùng đồi núi và vùng đồng bằng trên hình 1
  • So sánh diện tích  của vùng đồi núi với đồng bằng nước ta?

Trả lời:

Các em dựa vào phần chú giải sẽ thấy:

  • Đồng bằng có độ cao từ 1 – 500 m (khu vực có màu xanh và vàng nhạt).
  • Đồi núi có độ cao từ 500 – trên 1500m (khu vực có màu vàng cam và vàng đậm).
  • Diện tích của vùng đồi núi nhiều gấp 3 lần so với diện tích đồng bằng (đồi núi chiếm ¾ còn đồng bằng chỉ chiếm ¼ diện tích).

CH: Quan sát hình 1, hãy:

  • Kể tên các dãy núi ở nước ta?
  • Cho biết những dãy núi nào có hướng tây bắc – đông nam? Những dãy núi nào có hướng vòng cung?

Trả lời:

  • Tên một số dãy núi ở nước ta đó là: dãy Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn, Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều.
  • Những dãy núi có hướng tây bắc – đông nam: Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn.
  • Những dãy núi có hướng vòng cung: Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều.

CH: Chỉ trên hình 1: Đồng bằng Bắc Bộ, Đồng bằng Nam Bộ và dài đồng bằng duyên hải Miền Trung?

Trả lời:

  • Các em quan sát trên bản đồ và chỉ vào những khu vực có các dòng chữ “Đồng bằng Bắc Bộ”, “dải đồng bằng duyên hải miền Trung” và “đồng bằng Nam Bộ”.

2. Khoáng sản

  • Nước ta có nhiều loại khoáng sản khác nhau: đồng, chì , sắt, than, dầu mỏ, thiếc…
  • Than là khoáng sản có trữ lượng lớn tập trung chủ yếu ở Quảng Ninh.
  • Khoáng sản làm nguyên liệu cho các ngành công nghiệp => khai thác hợp lí , tiết kiệm và có hiệu quả.

CH: Quan sát hình 2, hãy:

  • Kể tên một số loại khoáng sản ở nước ta?
  • Chỉ những nơi có mỏ than, sắt, A – pa – tit, bô – xit, dầu mỏ?

Trả lời:

  • Một số loại khoảng sản ở nước ta là: đồng, chì , sắt, than, dầu mỏ, thiếc…
  • Phân bố của các loại khoáng sản:
    • Than có ở Vàng Danh, Cẩm Phả tỉnh Quảng Ninh
    • Sắt có ở Thái Nguyên, Yên Bái, Hà Tĩnh
    • A – pa – tít có ở Cam Đường tỉnh Lào Cai
    • Bô – xít có ở khu vực các tỉnh Tây Nguyên
    • Dầu mỏ có ở vùng biển Bà Rịa – Vũng Tàu.
Bài 3: Khí hậu

Khí hậu nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa với nền nhiệt độ cao, gió và mưa thay đổi theo mùa. Khí hậu ở miền Bắc và miền Nam có sự khác biệt điều đó khiến cho đời sống sản xuất và sinh hoạt của hai khu vực này cũng khác nhau. Để biết thêm nhiều thông tin hơn về khí hậu nước ta, chúng ta cùng đến với bài học ngay sau đây.

1. Nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa.

  • Khí hậu nước ta nóng (trừ một số khu vực núi cao có khí hậu mát mẻ quanh năm).
  • Gió và mưa thay đổi theo mùa, với hai loại gió mùa đông bắc và gió mùa tây nam.

CH: Chỉ vị trí của Việt Nam trên quả Địa cầu và cho biết nước ta nằm ở đới khí hậu nào? Ở đới khí hậu đó, nước ta có khí hậu nóng hay lạnh?

Trả lời:

  • Nước ta nằm ở đới khí hậu nhiệt đới. Ở đới khí hậu nhiệt đới nên nước ta có khí hậu nóng.

CH: Chỉ trên hình 1, hướng gió tháng 1 và hướng gió tháng 7?

Trả lời:

  • Hướng gió tháng 1 là mũi tên màu xanh, gió Đông Bắc (mùa đông)
  • Hướng gió tháng 7 là mũi tên màu đỏ, gió Tây Nam (mùa hạ).

2. Khí hậu giữa các miền có sự khác nhau

  • Khí hậu nước ta có sự khác biệt giữa miền Bắc và miền Nam (ranh giới là dãy núi Bạch Mã).
  • Miền Bắc có bốn mùa: mùa hạ (nóng, mưa nhiều), mùa đông (lạnh, ít mưa), mùa xuân (mưa phùn, ẩm ướt), mùa thu (se lạnh, khô hanh).
  • Miền Nam nóng quanh năm, với 2 mùa mưa và mùa khô rõ rệt

CH: Dựa vào bảng số liệu (trang 72 SGK Địa lý 5), hãy nhận xét về sự chênh lệch nhiệt độ trung bình giữa tháng 1 và tháng 7 của Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh?

Trả lời:

  • Nhiệt độ trung bình tháng 1 của Hà Nội thấp hơn nhiều so với của thành phố Hồ Chí Minh (thấp hơn 13°C)
  • Nhiệt độ trung bình tháng 7 của Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh gần như bằng nhau (Hà Nội chỉ thấp hơn 1°C).

3. Ảnh hưởng của khí hậu

  • Tích cực: Khí hậu nóng và mưa nhiều nên cây cối phát triển.
  • Tiêu cực: Hằng năm nhiều lũ lụt, hạn hán, bão…ảnh hưởng lớn đời sống, sản xuất.

CH: Lũ lụt, hạn hán gây ra những thiệt hại gì cho đời sống và sản xuất?

Trả lời:

  • Thiệt hại do lũ lụt gây ra là : Ngập úng nhiều khu dân cư sinh sống, tàn phá mùa màng, đồng ruộng, sạt lở đất đai công trình…
  • Thiệt hại do hạn hán gây ra là: Giảm tính đa dạng các loài sinh vật, làm giảm chất lượng cây trồng, gia tăng bệnh tật…
Bài 4: Sông ngòi

Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, nhưng ít sông lớn, chủ yếu là sông ngắn và nhỏ. Lưu lượng nước các sông ở nước ta thay đổi theo mùa và giàu phù sa. Chính vì thế các đồng bằng ven sông đất đai màu mỡ, là điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất nông nghiệp của người dân.

1. Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc

  • Nước ta có hàng nghìn con sông lớn, nhỏ, phân bố khắp cả nước
    • Miền Bắc: sông Hồng, sông Đà, sông Thái Bình …
    • Miền Trung: phần lớn là sông nhỏ, ngắn, dốc ví dụ như: sông Cả, sông Mã, sông Đà Rằng.
    • Miền Nam: sông Tiền, sông Hậu, sông Đồng Nai …

CH: Chỉ tên một số con sông đã được nêu tên ở trong bài? Vì sao sông ở miền Trung lại ngắn và dốc?

Trả lời:

  • Vị trí một số sông trên lược đồ sông ngòi ở Việt Nam là:

Bản đồ Sông ngòi Viêt Nam

2. Sông ngòi nước ta có lượng nước thay đổi theo mùa và có nhiều phù sa

  • Mùa mưa: Nước dâng lên cao, có khi gây lũ lụt
  • Mùa khô: Nước hạ thấp, lòng sông trơ ra bãi cát
  • Mùa mưa lũ nước sông đục do chứa nhiều phù sa.

CH: Nước sông lên xuống theo mùa có những ảnh hưởng gì tới đời sống và sản xuất của nhân dân ta?

Trả lời:

Nước sông lên xuống đã ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất của nhân dân ta.

  • Vào mùa mưa gây ra lũ lụt, làm thiệt hại về người và của của nhân dân, nhất là nhân dân vùng ven sông suối.
  • Vào mùa khô, có thể gây hạn hán thiếu nước cho đời sống và sản xuát nông nghiệp, sản xuất thủy điện, giao thông đường thủy gặp khó khăn.

3. Vai trò của sông

  • Bồi đắp và mở rộng nhiều đồng bằng
  • Cung cấp nước cho đồng ruộng, cho đời sống sinh hoạt của nhân dân
  • Là nguồn thủy điện, đường giao thông quan trọng.
  • Cung cấp nhiều thủy sản…

CH: Đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Nam Bộ do những sông nào bồi đắp? Chỉ trên hình 1 vị trí các nhà máy thủy điện Hòa Bình, Y-a-ly và Trị An?

Trả lời:

  • Đồng bằng Bắc Bộ do hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp phù sa.
  • Đồng bằng Nam Bộ do hệ thống sông Mê Công và sông Đồng Nam bồi đắp phù sa
  • Để xác định vị trí các nhà máy thủy điện, các em chỉ cần tìm trên bản đồ kí hiệu của nhà máy thủy điện sau đó tìm tên Hòa Bình, Y – a – ly, Trị An.
Bài 5: Vùng biển nước ta

Vùng biển nước ta là một bộ phận của biển Đông. Nhờ có biển mà khí hậu của nước ta trở nên ôn hòa hơn so với các nước khác có cùng vĩ độ, biển cung cấp nguồn tài nguyên vô giá, là nơi nghỉ tham quan du lịch, nghỉ dưỡng hấp dẫn của nhiều du khách…Và bài học hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu về những vấn đề nêu trên thông qua bài “ vùng biển nước ta”.

 

1. Vùng biển nước ta

  • Vùng biển nước ta là một bộ phận của Biển Đông
  • Biển bao bọc phía Đông, Nam và Tây Nam phần đất liền nước ta

2. Đặc điểm của vùng biển nước ta

  • Biền nước ta không bao giờ đóng băng
  • Ven biển miền Bắc và miền Trung hay có bão

CH: Hãy kể một vài hậu quả do bão gây ra?

Trả lời:

  • Bão gây ra những hậu quả đó là: Thiệt hại tính mạng con người, làm hư hỏng các công trình nhà cửa, cầu cống, cột điện và làm hư hỏng toàn bộ hoa màu của bà con nông dân…

3. Vai trò của biển

  • Biển điều hòa khí hậu nước ta
  • Cung cấp nguồn tài nguyên khoáng sản (Dầu, khí tự nhiên, cát trắng) và tài nguyên hải sản phong phú và đa dạng.
  • Là đường giao thông quan trọng
  • Cung cấp nhiều bãi biển đẹp, thu hút khách du lịch đến tham quan và nghỉ dưỡng.

=>Do đó, chúng ta phải biết bảo vệ, khai thác hợp lí, tiết kiệm và hiệu quả.

CH: Kể tên một số bãi biển của nước ta mà em biết?

Trả lời:

  • Một số bãi biển của nước ta mà em biết là: Sầm Sơn, Đồ Sơn, Thiên Cầm, Mỹ Khê, Quy Nhơn, Nha Trang, Vũng Tàu…
Bài 6 Đất và rừng

Nước ta có nhiều các loại đất khác nhau. Tuy nhiên, chiếm diện tích lớn nhất vẫn là nhóm đất Feralit ở đồi núi và đất phù sa ở đồng bằng. Ngoài đất, chúng ta còn có rất nhiều rừng, trong đó chiếm chủ yếu vẫn là rừng rậm nhiệt đới. Và bài học hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu kĩ hơn về đất và rừng ở nước ta.

1. Các loại đất chính ở  nước ta

Nước ta có nhiều loại đất, tuy nhiên đất Feralit và đất phù sa là hai nhóm đất chính

  • Đất phe-ra-lít: Phân bố ở miền núi. Đất có màu đỏ vàng thường nghèo mùn, nếu được hình thành trên đá ba dan thì phì nhiêu hơn.
  • Đất phù sa: Phân bố ở đồng bằng. Được hình thành do phù sa ở sông bồi đắp và rất màu mỡ.

2. Rừng ở nước ta

  • Rừng rậm nhiệt đới chiếm phần lớn diện tích, phân bố ở vùng đồi núi
  • Rừng ngập mặn phân bố nơi đất thấp ven biển, có thủy triều dâng nước biển hàng ngày.
  • Vai trò của rừng: Cung cấp nhiều sản vật, đặc biệt là gỗ, điều hòa khí hậu, hạn chế lũ lụt…
  • Rừng hiện nay bị tàn phá nhiều => nước ta khuyến khích trồng rừng  => hàng triệu héc ta rừng được trồng mới.

CH: Quan sát tranh ảnh và dựa vào vốn hiểu biết, em hãy so sánh sự khác nhau giữa rừng rậm nhiệt đới và rừng ngập mặn (về môi trường sống và đặc điểm cây trong rừng)?

Trả lời:

  • Rừng rậm nhiệt đới:
    • Môi trường sống nóng ẩm, mưa nhiều.
    • Đặc điểm: Cây trong rừng nhiều tầng tán, đa dạng chủng loại…
  • Rừng ngập mặn:
    • Môi trường nước biển ngập chân.
    • Đặc điểm: Cây có rễ chùm to khỏe, rậm rạp…
Bài 7: Ôn tập sgk Địa lí 5 Trang 82

Bài học hôm nay, chúng ta cùng đến với bài luyện tập để củng cố lại về một số đặc điểm chính của địa lí tự nhiên Việt Nam.

 

Các yếu tố tự nhiên

Đặc điểm chính

Địa hình

  • 3/4 diện tích phần đất liền là đồi núi, chủ yếu là đồi núi thấp.
  • 1/4 diện tích phần đất liền là đồng bằng.

 

Khí hậu

Nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa và có sự khác nhau giữa miền Bắc và miền Nam:

  • Miền Bắc: Có mùa đông lạnh và mưa phùn.
  • Miền Nam: Nóng quanh năm, với 2 mùa mưa và mùa khô rõ rệt.

 

Sông Ngòi

  • Mạng lưới sông ngòi dày đặc
  • Sông chủ yếu là sông bé
  • Chế độ nước sông thay đổi theo mùa và giàu phù sa.

 

 

Đất

Có nhiều loại đất trong đó đất Phe – ra – lít và đất phù sa là hai nhóm đất chính.

  • Đất phe-ra-lit: Chủ yếu ở vùng núi.
  • Đất phù sa: Chủ yếu ở đồng bằng

 

Rừng

  • Rừng rậm nhiệt đới: Phân bố chủ yếu vùng đồi núi.
  • Rừng ngập mặn: Chủ yếu nơi đất thấp ven biển.