LỚP 5


Bài 8: Dân số

Nước ta có diện tích vào loại trung bình nhưng lại thuộc hàng các nước đông dân trên thế giới. Dân số tăng nhanh gây khó khăn cho việc nâng cao đời sống. Những năm gần đây, tốc độ tăng dân số đã giảm hơn so với trước nhờ thực hiện tốt kế hoạch hóa gia đình.

1. Dân số

  • Nước ta có diện tích trung bình nhưng dân số thuộc hàng các nước đông dân trên thế giới.

CH: Dựa vào bảng số liệu năm 2004 (trang 83 SGK Địa lý 5), em hãy cho biết:

  • Nước ta có số dân là bao nhiêu?
  • Nước ta có số dân đứng hàng thứ mấy trong số các nước Đông Nam Á?

Trả lời:

  • Năm 2004, nước ta có 82 triệu người
  • Nước ta có dân số đứng 3 trong số các nước Đông Nam Á.

2. Gia tăng dân số

  • Dân số nước ta tăng nhanh, mỗi năm tăng khoảng 1 triệu người.
  • Dân số đông gặp nhiều khó khăn đối với việc đảm bảo nhu cầu cuộc sống.
  • Những năm gần đây dân số nước ta ngày càng giảm nhờ thực hiện tốt công tác gia đình.

CH: Theo em dân số tăng nhanh dẫn tới những hậu quả gì?

Trả lời:

Hậu quả của việc dân số tăng nhanh là:

  • Làm cho nền kinh tế chậm phát triển
  • Đời sống nhân dân nhiều nơi còn gặp khó khăn, tỉ lệ đói nghèo còn cao.
  • Các vấn đề về giáo dục, y tế không đảm bảo
  • Môi trường ngày càng ô nhiễm do rác thải sinh hoạt.
Bài 9: Các dân tộc, sự phân bố dân cư

Việt Nam có nhiều dân tộc khác nhau cùng sinh sống. Các dân tộc có sự phân bố dân cư khác nhau. Tuy nhiên, dân cư chủ yếu sinh sống đông đúc ở đồng bằng, ven biển, sống thưa thớt ở miền núi.

1. Các dân tộc

  • Nước ta có 54 dân tộc, dân tộc Kinh có dân đông nhất.
  • Dân tộc Kinh sống chủ yếu ở đồng bằng, ven biển
  • Dân tộc ít người sống chủ yếu ở vùng đồi núi

CH: Hãy kể tên một số dân tộc ít người ở nước ta ?

Trả lời:

  • Một số dân tộc ít người ở nước ta là: Mường, Tày, Nùng, Thái, Gia – rai, Ê – đê, Tà – ôi…

2. Mật độ dân số

  • Mật độ dân số là dân số trung bình sống trên 1km2 diện tích đất tự nhiên.
  • Mật độ dân số nước ta năm 2004 là 249 người/km2

CH: Qua bảng số liệu sau đây, nêu nhận xét về mật độ dân số nước ta so với mật độ dân số thế giới và một số nước châu Á?

Trả lời:

  • So với toàn thế giới, mật độ dân số nước ta cao hơn 5 lần.
  • So với một số nước ở Châu Á như Cam – pu – chia, Lào, Trung Quốc. Mật độ dân số nước ta vẫn đứng ở vị trí cao nhất.

3. Phân bố dân cư

Dân cư nước ta phân bố không đồng đều giữa đồng bằng và miền núi, giữa thành thị và nông thôn.

  • Ở đồng bằng, đất chất người đông thừa lao động
  • Ở miền núi, nhiều tài nguyên, thưa dân, thiếu lao động.
  • Khoảng 3/4 dân số sống ở nông thôn, làm nghề nông.
  • Chỉ có 1/4 dân số sống ở thành thị, chủ yếu làm công nghiệp, dịch vụ.

CH: Quan sát lược đồ mật độ dân số, cho biết dân cư nước ta tập trung đông đúc ở những vùng nào và thưa thớt ở những vùng nào?

Trả lời:

  • Dân cư nước ta tập trung đông đúc ở các đồng bằng như đồng bằng Bắc Bộ, Nam Bộ, đồng bằng duyên hải miền Trung.
  • Dân cư nước ta sống thưa thớt ở vùng đồi núi như Tây Nguyên, vùng núi phía Bắc…
Bài 10: Nông nghiệp

1. Ngành trồng trọt

  • Trồng trọt là ngành sản xuất chính, đóng góp 3/4 giá trị sản xuất nông nghiệp nước ta.
  • Các loại cây được trồng nhiều: Lúa gạo, cây ăn quả và cây công nghiệp.

CH: Dựa vào hình 1, em hãy:

  • Kể tên một số cây trồng ở nước ta.
  • Cho biết loại cây nào được trồng nhiều hơn cả?

Trả lời:

  • Một số loại cây trồng ở nước ta là: lúa, chè, cà phê, cao su, cây ăn quả.
  • Loại cây được trồng nhiều hơn cả đó chính là cây lúa.

CH: Em hãy quan sát hình 1, cho biết lúa gạo, cây công nghiệp lâu năm (chè, cà phê, cao su…) được trồng chủ yếu ở vùng núi và cao nguyên hay đồng bằng?

Trả lời:

  • Cây lúa gạo được trồng nhiều ở đồng bằng
  • Cây công nghiệp lâu năm (chè, cà phê, cao su…) được trồng chủ yếu ở vùng núi và cao nguyên.

2. Ngành chăn nuôi

  • Ngành chăn nuôi nước ta ngày càng phát triển
  • Số lượng gia súc, gia cầm ngày càng tăng lên
  • Để ngành chăn nuôi phát triển ổn định, chúng ta cần phải chú ý đến phòng chống dịch bệnh.

CH: Em hãy kể tên một số vật nuôi ở nước ta? Dựa vào hình 1, em hãy cho biết trâu, bò, lợn, gia cầm được nuôi nhiều ở vùng núi hay đồng bằng?

Trả lời:

  • Tên một số vật nuôi ở nước ta như trâu, bò, lợn, gà, vịt…
  • Trâu bò được nuôi nhiều ở vùng đồi núi.
  • Lợn, gia cầm được nuôi ở vùng đồng bằng
Bài 11: Lâm nghiệp và thủy sản

1. Lâm nghiệp

  • Nước ta có nhiều rừng, tuy nhiên diện tích đang bị giảm sút do khai thác bừa bãi.
  • Để phục hồi rừng đã bị chặt phá, nhà nước đã vận động nhân dân trồng rừng và bảo vệ rừng => Diện tích tăng lên đáng kể.

CH: Quan sát hình 1, kể tên các hoạt động chính của ngành lâm nghiệp?

Trả lời:

  • Ngành lâm nghiệp có hai hoạt động chính đó là:
  • Trồng và bảo vệ rừng
  • Khai thác gỗ và lâm sản khác.

CH: Dựa vào bảng số liệu, em hãy nêu nhận xét về sự thay đổi diện tích rừng của nước ta?

Trả lời:

Diện tích rừng nước ta có sự thay đổi từng giai đoạn

  • Từ năm 1980 – 1995: diện tích rừng giảm từ 10,6 triệu ha xuống 9,3 triệu ha (giảm 1,3 triệu ha).
  • Từ năm 1995 – 2004: diện tích rừng tăng từ 9,3 triệu ha lên 12,2 triệu ha (tăng 2,9 triệu ha).

2. Ngành thủy sản

  • Điều kiện thuận lợi phát triển thủy sản nước ta:
  • Vùng biển rộng, có nhiều hải sản
  • Mạng lưới sông ngòi dày đặc
  • Người dân có nhiều kinh nghiệm đánh bắt và nuôi trồng
  • Thị trường thủy sản ngày càng tăng cao….

=> Ngành thủy sản đang ngày càng phát triển ở nước ta.

CH: Dựa vào hình 4, hãy so sánh sản lượng thủy sản của năm 1990 và năm 2003?

Trả lời:

Từ năm 1990 đến năm 2003, ở nước ta:

  • Sản lượng thủy sản khai thác: Tăng từ 729 nghìn tấn lên 1856 nghìn tấn.
  • Sản lượng thủy sản nuôi trồng: Tăng từ 162 nghìn tấn lên 1003 nghìn tấn.

=> Sản lượng thủy sản nước ta ngày càng tăng, trong đó sản lượng thủy sản đánh bắt nhiều hơn sản lượng thủy sản nuôi trồng.

CH: Hãy kể tên các loài thủy sản đang được nuôi nhiều ở nước ta?

Trả lời:

  • Các loài thủy sản đang được nuôi nhiều ở nước ta như cá, tôm, cua, ngọc trai, ốc…
Bài 12: Công nghiệp

Nước ta đang trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Do đó, công nghiệp là ngành vô cùng quan trọng. Và trong bài học hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về ngành công nghiệp của nước ta.

1. Các ngành công nghiệp

  • Nước ta có rất nhiều ngành công nghiệp.
  • Các ngành công nghiệp đã tạo ra nhiều mặt hàng nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

CH: Dựa vào bảng dưới đây, em hãy:

  • Kể tên các ngành công nghiệp của nước ta?
  • Kể tên sản phẩm của một số ngành công nghiệp?

Trả lời:

  • Tên các ngành công nghiệp ở nước ta là: Khai thác khoáng sản, luyện kim, hóa chất, dệt may mặc, điện…
  • Tên các sản phẩm ngành công nghiệp nước ta là: Than, dầu mỏ, điện, gang, thép, quần áo, gạo, đường, bánh kẹo….

CH: Hãy kể một số sản phẩm công nghiệp xuất khẩu mà em biết?

Trả lời:

  • Một số sản phẩm công nghiệp xuất khẩu mà em biết là: điện thoại và linh kiện, dệt may, giày dép, máy vi tính và linh kiện điện tử…

2. Nghề thủ công

  • Nước ta có rất nhiều nghề thủ công
  • Một số nghề thủ công nổi tiếng như Lụa Hà Đông (Hà Nội), hàng cói Kim Sơn (Ninh Bình), gốm Bát Tràng (Hà Nội)…
  • Nghề thủ công nước ta ngày càng phát triển, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
Bài 13: Công nghiệp (tiếp theo bài 12)

3. Phân bố các ngành công nghiệp

  • Công nghiệp nước ta phân bố khắp cả nước, tuy nhiên tập trung nhiều ở đồng bằng và ven biển.

CH: Dựa vào hình 3, em hãy tìm những nơi có các ngành công nghiệp khai thác than, dầu mỏ, a-pa-tit, công nghiệp nhiệt điện, thủy điện?

Trả lời:

Ngành công nghiệp

Phân  bố

Khai thác than

Quảng Ninh

Khai thác dầu mỏ

Biển Đông (thềm lục địa Phía Nam).

Khai thác A – pa – tít

Lào Cai

Nhiệt điện

Uông Bí (Quảng Ninh), Bà Rịa – Vũng Tàu.

Thủy điện

Phía Bắc, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.

4. Các trung tâm công nghiệp lớn của nước ta

  • Nước ta  có nhiều trung tâm công nghiệp
  • Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước.

CH: Quan sát hình 3, cho biết nước ta có những trung tâm công nghiệp lớn nào?

Trả lời:

  • Những trung tâm công nghiệp lớn ở nước ta là: Hà Nội, Hải Phòng, Biên Hòa, Thủ Dầu Một, Vũng Tàu.

CH: Quan sát hình 4, em hãy nêu những điều kiện để Thành phố Hồ Chí Minh trở thành trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước?

Trả lời:

Những điều kiện để Thành phố Hồ Chí Minh trở thành trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước là:

  • Ở gần vùng có nhiều lương thực, thực phẩm.
  • Giao thông thuận lợi.
  • Trung tâm văn hóa, khoa học kĩ thuật.
  • Dân cư đông đúc, người lao động có trình độ cao.
  • Đầu tư nước ngoài.
bài 14: Giao thông vận tải

Bài học hôm nay, chúng ta cùng đến với bài “giao thông vận tải”. Thông qua bài học, chúng ta sẽ biết được các loại hình giao thông vận tải và sự phân bố của các loại hình giao thông vận tải.

1. Các loại hình giao thông vận tải

  • Nước ta có nhiều loại đường và phương tiện giao thông nhưng chất lượng còn chưa cao.
  • Hiện nay, nước ta đã và đang xây dựng thêm nhiều tuyến đường hiện đại và nâng cao chất lượng vận chuyển.

CH: Hãy kể tên các loại hình giao thông vận tải trên đất nước ta mà em biết? Quan sát hình 1, cho biết loại hình vận tải nào có vai trò quan trọng nhất trong việc chuyên chở hàng hóa?

Trả lời:

  • Các loại hình giao thông vận tải trên đất nước ta mà em biết là: đường sắt, đường ô tô, đường biển, đường sông, đường hàng không.
  • Ở hình 1, loại hình vận tải có vai trò quan trọng nhất trong việc chuyên chở hàng hóa đó chính là đường ô tô.

2. Phân bố một số loại hình giao thông

  • Mạng lưới giao thông nước ra rộng khắp cả đất nước.
  • Các tuyến giao thông chính chạy theo chiều Bắc – Nam.
  • Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh là những đầu mối giao thông quan trọng của cả nước.
bài 15: Thương mại và du lịch

Từ nhiều năm trở lại đây, hoạt động thương mại và dịch vụ ở nước ta đang ngày một phát triển. Vậy cụ thể hai ngành này đã phát triển như thế nào, hoạt động ra làm sao? Bài học hôm nay chũng ta sẽ tìm hiểu về điều đó.

1. Hoạt động thương mại

  • Thương mại là hoạt động mua bán hàng hóa.
    • Hoạt động mua bán trong nước gọi là ngoại thương
    • Hoạt động mua bán với nước ngoài gọi là ngoại thương.
  • Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh là nơi có hoạt động thương mại phát triển.
  • Các mặt hàng xuất khẩu: Khoáng sản, hàng công nghiệp nhẹ, công nghiệp thực phẩm, hàng thủ công nghiệp, nông sản, thủy sản.
  • Các mặt hàng nhập khẩu: Máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu, nhiên liệu.

=> Thương mại nước ta phát triển với nhiều nước trên thế giới.

2. Ngành du lịch

  • Nước ta có nhiều phong cảnh đẹp, bãi tắm tốt, di tích lịch sử, lễ hội truyền thống, di sản văn hóa thế giới….
  • Hằng năm, lượng khách du lịch nước ngoài đến nước ta càng đông
  • Các trung tâm du lịch lớn: Hà Nội, Hạ Long, Đà Nẵng, Huế, Nha Trang, Vũng Tàu…

CH: Em hãy nêu một số điều kiện để phát triển du lịch ở nước ta?

Trả lời:

  • Điều kiện để nước ta phát triển du lịch là: Nước ta có nhiều bãi biển đẹp, có nhiều phong cảnh đẹp, bãi tắm tốt, di tích lịch sử, các lễ hội truyền thống và di sản văn hóa thế giới….Đó là điều kiện thuận lợi giúp ngành du lịch nước ta phát triển.
Bài 16: Ôn tập (sgk Địa lí 5 Trang 101)

Để củng cố lại những kiến thức cơ bản về dân số và các ngành kinh tế Việt Nam, hôm nay chúng ta sẽ cùng đến với bài ôn tập. Đây là bài học cuối cùng về địa lí Việt Nam trong chương trình học địa lí 5. Vì vậy, để nắm chắc kiến thức, chúng ta cùng làm bài ôn tập.

1. Nước ta có bao nhiêu dân tộc? Dân tộc nào có số dân đông nhất và sống chủ yếu ở đây? Các dân tộc ít người sống chủ yếu ở đâu?

Trả lời:

  • Nước ta có tất cả 54 dân tộc anh em
  • Dân tộc Kinh có số dân đông nhất và sống chủ yếu ở vùng đồng bằng và ven biển.
  • Các dân tộc ít người sống chủ yếu ở vùng núi.

2. Trong các câu sau đây, câu nào đúng câu nào sai?

a. Dân cư nước ta tập trung đông đúc ở vùng núi và cao nguyên

b. Ở nước ta, lúa gạo là loại cây được trồng nhiều nhất

c. Trâu, bò được nuôi nhiều ở vùng núi, lợn và gia cầm được nuôi nhiều ở đồng bằng.

d. Nước ta có nhiều ngành công nghiệp và thủ công nghiệp

e. Đường sắt có vai trò quan trọng nhất trong việc vận chuyển hàng hóa và khách hàng ở nước ta.

f. Thành phố Hồ Chí Minh vừa là trung tâm công nghiệp lớn, vừa là nơi hoạt động thương mại phát triển nhất cả nước.

Trả lời:

Trong những câu trên:

  • Những câu đúng là: b, c, d và f
  • Những câu sai là: a, e

3. Kể tên các sân bay quốc tế của nước ta? Những thành phố nào có cảng biển lớn bậc Nhất nước ta?

Trả lời:

  • Các sân bay quốc tế của nước ta là: Sân bay Nội Bài, sân bay Tân Sơn Nhất và sân bay Đà Nẵng.
  • Những thành phố có cảng biển lớn nhất nước ta là: Hải Phòng, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh.

4. Chỉ trên bản đồ đường sắt Bắc – Nam và quốc lộ 1A?

Trả lời:

bản đồ đường sắt Bắc – Nam và quốc lộ 1A

 

 

Bài 17: Châu Á

Nước ta nằm ở khu vực châu Á. Đó là một châu lục có diện tích lớn nhất trong các châu lục với thiên nhiên vô cùng đa dạng. Và để hiểu rõ hơn về châu lục này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu thông qua bài “châu Á”.

 1. Ví trị địa lí và giới hạn

  • Châu Á trải dài từ Cực Bắc tới quá Xích Đạo.
  • Ba mặt giáp biển và đại dương

CH: Dựa vào hình 1, cho biết tên các châu lục và đại dương mà châu Á tiếp giáp? Dựa vào bảng số liệu, so sánh diện tích châu Á với diện tích các châu lục khác?

Trả lời:

  • Tên các châu lục và đại dương mà châu Á tiếp giáp là:
    • Châu Á tiếp giáp với các châu lục: Châu Phi, Châu Âu
    • Châu Á tiếp giáp với các đại dương: Bắc Băng Dương, Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.
  • Quan sát bảng số liệu ta thấy, diện tích của châu Á lớn hơn diện tích của các châu lục khác.

2. Đặc điểm tự nhiên

  • Diện tích châu Á ¾ là núi và cao nguyên.
  • Có những vùng núi rất cao và đồ sộ, cao nhất là đỉnh Ê – vơ – rét thuộc dãy Hi – ma – lay – a.
  • Các đới khí hậu châu Á: Nhiệt đới, ôn đới, hàn đới.
  • Thiên nhiên của Châu Á rất đa dạng.

CH: Dựa vào hình 3, em hãy đọc tên một số dãy núi và đồng bằng lớn của Châu Á?

Trả lời:

  • Một số dãy núi của Châu Á: Dãy Thiên Sơn, Côn Luân, Hi – ma – lay – a, U – ran…
  • Một số đồng bằng của Châu Á: Đồng bằng Ấn Hằng, Hoa Bắc, Tây – Xi – Bia, Lưỡng Hà, Mê Công.
Bài 18: Châu Á (tiếp)

Hôm nay, chúng ta tiếp tục tìm hiểu về châu Á. Thông qua bài học, chúng ta sẽ biết được đặc điểm dân cư cũng như hoạt động kinh tế của người dân nơi đây. Liệu có điều gì đặc biệt? Chúng ta cùng bắt đầu tìm hiểu.

3. Dân cư Châu Á

  • Châu Á có số dân đông nhất thế giới
  • Đa số người dân châu Á là người da vàng
  • Người dân sống chủ yếu ở đồng bằng châu thổ màu mỡ.

CH: Đọc bảng số liệu ở bài 17, so sánh số dân châu Á với dân số các châu lục khác?

Trả lời:

  • Dân số châu Á năm 2004 là 4054 triệu người chưa tính dân số Liên Bang Nga.
  • Dân số châu Á cao nhất so với các châu lục khác.

4. Hoạt động kinh tế

  • Dân cư châu Á sản xuất nông nghiệp là chính
  • Một số nước châu Á có nền công nghiệp phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc…

CH: Dựa vào hình 5, cho biết sự phân bố của một số ngành sản xuất chính của châu Á?

Trả lời:

  • Ngành khai thác dầu phân bố chủ yếu ở Đông Nam Á, Tây Á
  • Sản Xuất ô tô chủ yếu ở Nhật Bản và Hàn Quốc
  • Trồng lúa gạo chủ yếu ở Đông Nam Á và Ấn Độ…

5. Khu vực Đông Nam Á

  • Đông Nam Á có khí hậu gió mùa nóng ẩm
  • Ở đây sản xuất nhiều loại nông sản  và khai thác khoáng sản
Bài 19: Các nước láng giềng của Việt Nam

Cam – pu – chia, Lào và Trung Quốc là ba nước láng giềng gần gũi với nước ta. Trong bài học hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu rõ hơn về ba đất nước này.

1. Cam – pu – chia

  • Địa hình Cam – pu – chia: Chủ yếu là đồng bằng dạng lòng chảo.
  • Biển Hồ ở Cam – pu – chia giàu tôm cá
  • Cam-pu-chia sản xuất nhiều lúa gạo, cao su, hồ tiêu, đường thốt nốt, đánh bắt cá.

CH: Dựa vào hình 5 ở bài 18, hãy nêu vị trí địa lí của Cam – pu – chia. Đọc tên thủ đô của Cam – pu – chia?

Trả lời:

  • Vị Trí Cam – pu – chia: Nằm ở khu vực Đông Nam Á, tiếp giáp với Thái Lan, Lào, Việt Nam.
  • Thủ đô Cam – pu – chia là Phnôm Pênh.

2. Lào

  • Lào là nước không giáp biển, địa hình chủ yếu là núi và cao nguyên
  • Sản phẩm chính của Lào là quế, cánh kiến, gỗ và lúa gạo.

CH: Dựa vào hình 5 ở bài 18, hãy nêu vị trí địa lí và đọc tên thủ đô của Lào?

Trả lời:

  • Vị trí địa lí của Lào là: Nằm ở khu vực Đông Nam Á, tiếp giáp với Trung Quốc, Việt Nam, Cam – pu – chia, Mi – an – ma và Thái Lan.
  • Thủ đô của Lào là Viêng Chăn

3. Trung Quốc

  • Trung Quốc có dân số đông nhất thế giới, nền văn minh Trung Hoa nổi tiếng (tơ lụa, gốm, sứ, chè…).
  • Địa hình Trung Quốc:
    • Miền Đông là đồng bằng châu thổ màu mỡ
    • Miền Tây phần lớn núi, cao nguyên.
  • Trung Quốc nổi tiếng với tơ lụa, gốm, sứ, chè.
  • Kinh tế Trung Quốc đang phát triển mạnh với nhiều ngành công nghiệp hiện đại.

CH: Quan sát hình 5 bài 18, cho biết Trung Quốc thuộc khu vực nào của châu Á và đọc tên thủ đô của Trung Quốc?

Trả lời:

  • Trung Quốc thuộc khu vực Đông Á của Châu Á
  • Tên thủ đô của Trung Quốc là: Bắc Kinh
20: Châu Âu

Ở các bài trước, chúng ta đã được tìm hiểu về Châu Á. Bài học hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về Châu Âu. Đây là châu lục có nền kinh tế phát triển nhất hiện nay. Bây giờ, chúng ta cùng bắt đầu đến với bài học.

1. Vị trí địa lí, giới hạn

  • Châu Âu nằm ở phía Tây Châu Á
  • Vị trí: Có ba mặt giáp biển và đại dương

CH: Quan sát hình 1, cho biết Châu Âu tiếp giáp với châu lục, biển và đại dương nào?

Trả lời:

  • Tiếp giáp với châu Á ở phía Đông và Đông Nam
  • Tiếp giáp với biển Địa Trung Hải ở phía Nam
  • Tiếp giáp với Đại Tây Dương ở phía Tây
  • Tiếp giáp với Bắc Băng Dương ở phía Bắc

CH: Dựa vào bảng số liệu bài 17, cho biết diện tích của châu Âu, so sánh với châu Á?

Trả lời:

  • Diện tích của Châu Âu là 10 triệu km2
  • So với diện tích châu Á, diện tích châu Âu chỉ bằng khoảng ¼ lần.

2. Đặc điểm tự nhiên

  • Địa hình ở Châu Âu:
    • Đồng bằng chiếm 2/3 diện tích kéo dài từ Tây sang Đông,
    • Đồi núi chiếm 1/3 diện tích tập trung ở phía Nam
  • Khí hậu ôn hòa, mùa đông tuyết phủ trắng ( trừ dải đất phía Nam).
  • Cảnh quan thiên nhiên:
    • Rừng  lá rộng ở Tây Âu,
    • Rừng lá kim ở phía Bắc và vùng núi cao
    • Mùa thu lá nhuộm vàng các cánh rừng.

3. Dân cư và hoạt động kinh tế ở châu Âu

  • Dân cư Châu Âu chủ yếu là người da trắng
  • Dân cư phân bố khá đều, phần lớn dân sống ở các thành phố.
  • Châu Âu có nhiều nước phát triển, sản xuất buôn bán nhiều loại hàng hóa.
  • Các sản phẩm nổi tiếng của Châu Âu là: máy bay, ô tô, thiết bị, hàng điện tử, len dạ, dược phẩm, mĩ phẩm…

CH: Đọc bảng số liệu bài 17, cho biết dân số Châu Âu, so sánh với số dân của châu Á?

Trả lời:

  • Dân số của châu Âu là 732 triệu người kể cả dân số Liên Bang Nga
  • Dân số châu Á nhiều hơn gấp 5 lần so với dân số ở châu Âu.
Bài 21: Một số nước ở Châu Âu

Ở bài trước, chúng ta đã tìm hiểu về châu Âu, một trong những châu lục có nền kinh tế phát triển nhất hiện nay. Và hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu kĩ hơn về một số nước ở khu vực này. Cụ thể đó là hai nước Liên Bang Nga và Pháp.

1. Liên Bang Nga

  • Diện tích lớn nhất thế giới (17 triệu km2) và dân số khá đông (144 triệu, năm 2015).
  • Phần lãnh thổ châu Á có khí hậu khắc nghiệt, rừng tai-ga bao phủ.
  • Phần lãnh thổ châu Âu chủ yếu là đồng bằng, đồi thấp.
  • Nhiều tài nguyên khoáng sản, sản xuất nhiều máy móc, thiết bị, phương tiện giao thông.

CH: Dựa vào hình 5 bài 18 và hình 1 bài 21, cho biết lãnh thổ Liên Bang Nga thuộc những châu lục nào, đọc tên thủ đô của Liên Bang Nga?

Trả lời:

  • Liên Bang Nga thuộc hai châu lục là Châu Á và Châu Âu
  • Thủ đô của Liên Bang Nga là Mát –xcơ – va.

2. Pháp

  • Nằm ở Tây Âu.
  • Có khí hậu ôn hòa do phần lớn giáp biển.
  • Đồng bằng diện tích lớn, thuận lợi phát triển ngành nông nghiệp.
  • Pháp sản xuất nhiều mặt hàng công nghiệp.
  • Phong cảnh tự nhiên và các công trình kiến trúc nổi tiếng thu hút nhiều khách du lịch trên thế giới.

CH: Quan sát hình 1, hãy tìm vị trí địa lí  và đọc tên thủ đô nước Pháp?

Trả lời:

  • Vị trí địa lí của nước Pháp là: Nằm ở Tây Âu, tiếp giáp với Đức, Ý, Tây Ban Nha và một số các quốc gia khác.
  • Thủ đô của nước Pháp là Pa – ri.

 

bài 22: Ôn tập

Hôm nay, chúng ta sẽ củng cố lại một số kiến thức liên quan đến châu Á và châu Âu. Mời các bạn cùng theo dõi bài học.

Tiêu chí

Châu Á

Châu Âu

Diện tích

Rộng 44 triệu km2, lớn nhất trong các châu lục.

Rộng 10 triệu km2

Khí hậu

Có đủ các đới khí hậu, từ nhiệt đới đến ôn đới và hàn đới.

Chủ yếu ở đới khí hậu ôn hòa.

Địa hình

Núi và cao nguyên chiếm 3/4 diện tích, có đỉnh Ê-vơ-rét cao nhất thế giới.

Đồng bằng chiếm 2/3 diện tích, kéo dài từ tây sang đông.

Chủng tộc

Đa số là người da vàng

Chủ yếu là người da trắng.

Hoạt động kinh tế

Làm nông nghiệp là chính.

Hoạt động công nghiệp phát triển.

Bài 23: Châu Phi

Ở bài trước, chúng ta đã tìm hiểu về châu Á và châu Âu. Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu thêm một châu lục mới đó là châu Phi. Thông qua bài học này, chúng ta sẽ biết được vị trí địa lí của châu Phi cũng như một số đặc điểm tự nhiên của châu Phi. Mời các bạn cùng tham khảo.

1. Vị trí địa lí, giới hạn

  • Châu Phi nằm ở phía Nam châu Âu và phía Tây Nam châu Á.
  • Đại bộ phận diện tích nằm giữa hai chí tuyến, có đường Xích đạo đi ngang qua giữa các châu lục.

CH: Quan sát hình 1, cho biết:

  • Châu Phi giáp các châu lục, biển và đại dương nào?
  • Đường xích đạo đi ngang qua phần lãnh thổ nào của châu Phi?

Trả lời:

  • Châu Phi tiếp giáp với: Châu Á và châu Âu, giáp với biển Địa Trung Hải, biển Đỏ và Đại Tây Dương
  • Đường xích đạo đi qua Bồn địa Công – gô và cao nguyên Đông Phi của Châu Phi.

CH: Dựa vào bảng số liệu ở bài 17, cho biết Châu Phi đứng thứ mấy về diện tích trong các châu lục trên thế giới?

Trả lời:

  • Châu Phi có diện tích là: 30 triệu km2, đứng thứ ba về diện tích trong các châu lục trên thế giới.

2. Đặc điểm tự nhiên

  • Địa hình: Tương đối cao, châu lục được xem như một cao nguyên khổng lồ, trên có các bồn địa lớn.
  • Khí hậu: Nóng, khô bậc nhất thế giới. Hoang mạc Xa-ha-ra lớn nhất thế giới.
  • Quang cảnh tự nhiên: Rừng rậm nhiệt đới, rừng thưa và xa-van, hoang mạc.
  • Động vật phong phú như ngựa vằn, hươu cao cổ, voi và động vật ăn thịt (báo, sư tư, linh cẩu)…

CH: Quan sát hình 1, em hãy:

  • Đọc tên các cao nguyên, bồn địa ở châu Phi?
  • Tìm và đọc tên các sông lớn ở châu Phi?

Trả lời:

  • Các cao nguyên ở châu Phi là: Đông Phi, Ê – ti – ô –pi.
  • Bồn địa ở châu Phi là: Ca – la – ha – ri, Nin thượng, Sát, Công – gô.
  • Các sông lớn ở châu Phi là: Công – gô, Nin, Ni – giê, Dăm – be – đi.
Bài 24: Châu Phi (tiếp)

Ở bài trước, chúng ta đã tìm hiểu về vị trí địa lí và đặc điểm tự nhiên của khu vực Châu Phi. Hôm nay, chúng ta sẽ tiếp tục đến với Châu Phi để tìm hiểu về dân cư và hoạt động kinh tế của khu vực này, mời các em cùng tham khảo.

3. Dân cư châu Phi

  • Đa số dân cư châu Phi là người da đen
  • Dân cư tập trung chủ yếu vùng ven biển và thung lũng sông.

CH: Dựa vào bảng số liệu bài 17, cho biết châu Phi có dân số đứng thứ mấy trong các châu lục trên thế giới?

Trả lời:

  • Năm 2004, châu Phi có 973 triệu người, đứng thứ hai trong các châu lục trên thế giới.

4. Hoạt động kinh tế

  • Kinh tế châu Phi chậm phát triển
  • Các nước chủ yếu tập trung khai thác khoáng sản và trồng cây công nghiệp nhiệt đới (ca cao, cà phê,…) để xuất khẩu.
  • Đời sống nhân dân Châu Phi còn gặp nhiều khó khăn
  • Tình trạng thiếu ăn, thiếu mặc, bệnh dịch xảy ra khắp nơi.
  • Các nước phát triển tiêu biểu như Cộng hòa Nam Phi, An-giê-ri, Ai-Cập.

5. Ai – Cập

  • Vị trí: Nằm ở Bắc Phi, là cầu nối châu Phi và châu Á.
  • Ai – Cập có kênh đào Xuy – ê và sông Nin
  • Các công trình kiến trúc cổ ở Ai Cập là: kim tự tháp, tượng nhân sư…thu hút khách du lịch.

CH: Quan sát bản đồ treo tường, cho biết vị trí của đất nước Ai – Cập . Ai – Cập có dòng sông nào chảy qua?

Trả lời:

  • Vị trí của đất nước Ai – Cập: Nằm ở Bắc Phi, là cầu nối châu Phi và châu Á.
  • Ai – Cập có dòng sông chảy qua.

CH: Dựa vào hình 5 và vốn hiểu biết, cho biết Ai – Cập nổi tiếng về công trình kiến trúc cổ nào?

Trả lời:

  • Ai – Cập nổi tiếng về công trình kiến trúc cổ như kim tự tháp, tượng nhân sư…được nhiều người trên thế giới biết đến.
Bài 25: Châu Mỹ

Châu Mỹ là một châu Lục nằm ở bán cầu Tây, bao gồm Bắc Mỹ, Trung Mỹ và Nam Mỹ. Đây là vùng có thiên nhiên đa dạng và phong phú. Là nơi có rừng A – ma – dôn lớn nhất thế giới. Mời các em cùng tham khảo.

1. Vị trí địa lí và giới hạn

  • Châu Mĩ nằm ở bán cầu Tây.
  • Bao gồm: Bắc Mĩ, Nam Mĩ và Trung Mĩ.

CH: Quan sát hình 1, chi biết châu Mĩ giáp với đại dương nào? Dựa vào bảng số liệu ở bài 17, cho biết châu Mĩ đứng thứ mấy về diện tích trong các châu lục trên thế giới?

Trả lời:

  • Châu Mĩ tiếp giáp với: Bắc Băng Dương, Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.
  • Năm 2004, châu mĩ có 42 triệu Km2 đứng thứ hai về diện tích trong các châu lục trên thế giới.

2. Đặc điểm tự nhiên

  • Địa hình: Thay đổi từ Tây sang Đông
    • Phía Tây là các dãy núi cao và đồ sộ
    • Ở giữa là đồng bằng rộng lớn.
    • Phía Đông là các dãy núi thấp và cao nguyên
  • Khí hậu: Nhiều loại khí hậu (nhiệt đới, ôn đới, hàn đới).
  • Cảnh quan: Rừng rậm nhiệt đới bao phủ diện rộng là lá phổi xanh của Trái Đất.

CH: Dựa vào hình 1, hãy chỉ và đọc tên:

  • Các dãy núi cao ở phía Tây
  • Hai đồng bằng lớn ở giữa.
  • Các dãy núi thấp và cao nguyên ở phía Đông.

Trả lời:

  • Các dãy núi cao ở Phía Tây: Cóoc – đi – e và An – đét.
  • Hai đồng bằng lớn ở giữa là đồng bằng Trung tâm và đồng bằng A – ma – dôn.
  • Các dãy núi thấp và cao nguyên ở phía Đông là: A-pa-lát và Bra-xin.