LỚP 5


Bài 26: Châu Mĩ (tiếp) sgk Địa lí 5 Trang 123

3. Dân cư châu Mỹ

  • Người Anh-điêng đã sinh sống từ lâu đời ở châu Mĩ.
  • Phần lớn dân cư châu Mỹ có nguồn gốc là người nhập cư từ các châu lục khác đến.
  • Dân cư sống tập trung ở miền ven biển và miền Đông.

CH: Dựa vào bảng số liệu ở bài 17, cho biết châu Mĩ đứng thứ mấy về số dân trong các châu lục trên thế giới?

Trả lời:

  • Năm 2004, châu Mỹ có 941 triệu người.
  • So với dân số của các châu lục trên thế giới, dân số châu Mỹ đứng ở vị trí thứ ba sau châu Á và châu Âu.

4. Hoạt động kinh tế

  • Châu Mỹ có nền kinh tế phát triển khác nhau giữa các khu vực.
  • Bắc Mỹ có nền kinh tế phát triển nhất, nền nông nghiệp sản xuất quy mô lớn và nền công nghiệp hiện đại.
  • Trung và Nam Mỹ có nền kinh tế đang phát triển sản xuất nông phẩm nhiệt đới, chăn nuôi và khai khoáng để xuất khẩu.

5. Hoa kì

  • Hoa Kì nằm ở Bắc Mỹ
  • Có diện tích lớn thứ tư và dân số dứng thứ ba trên thế giới.
  • Hoa Kỳ có nền kinh tế phát triển cao, đặc biệt các ngành sản xuất điện, máy móc, thiết bị...
  • Đây là nước xuất khẩu nông sản lớn nhất thế giới.

CH: Quan sát bản đồ các nước  trên thế giới, hãy:

  • Cho biết Hoa Kì giáp với những quốc gia và những đại dương nào?
  • Chỉ trên bản đồ và đọc tên thủ đô của Hoa Kỳ?

Trả lời:

  • Hoa Kì giáp với các quốc gia: Ca na đa, Mê hi cô.
  • Hoa Kì tiếp giáp với các đại dương: Thái Bình Dương và Đại Tây Dương.
  • Thủ đô của Hoa Kì là: Washington
bài 27: Châu Đại Dương và Châu Nam Cực

1. Châu Đại Dương

a. Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ

  • Châu Đại Dương gồm lục địa Ô – xtrây – li – a và các đảo, quần đảo ở vùng trung tâm và Tây Nam Thái Bình Dương.

CH: Dựa vào hình 1 và quả địa cầu:

  • Cho biết lục địa Ô – xtrây – li – a nằm ở bán cầu Nam hay bán cầu Bắc?
  • Đọc tên và chỉ vị trí một số đảo, quần đảo thuộc châu Đại Dương?

Trả lời:

  • Lục địa Ô – xtrây – li – a nằm ở bán cầu Nam
  • Một số đảo thuộc châu Đại Dương: Nu – ven – Ca –li – đô – ni, Ta – xma – ni – a...
  • Một số quần đảo thuộc châu Đại Dương: Va – nu – a – tu, Xa – moa, Tu – a – mô – tu,  Phit – gi...

b. Đặc điểm tự nhiên

  • Lục địa Ô – xtrây – li – a có khái hậu khô hạn
  • Phần lớn diện tích là hoang mạc, xa van.
  • Giới sinh vật có nhiều loài độc đáo.
  • Phần lớn các đảo có khí hậu nóng ẩm, có rừng rậm hoặc rừng dừa bao phủ.

c. Người dân và hoạt động kinh tế

  • Châu Đại Dương có dân số ít nhất trong các châu lục có dân cư sinh sống.
  • Lục địa Ô-xtrây-li-a và quần đảo Niu Di-len, dân cư chủ yếu là người da trắng, các đảo khác chủ yếu là người bản địa.
  • Ô-xtrây-li-a là nước có nền kinh tế phát triển, nổi tiếng thế giới về nhiều mặt hàng xuất khẩu.

CH: Dựa vào bảng số liệu ở bài 17, em hãy nêu nhận xét về số dân của Châu Đại Dương?

Trả lời:

  • Năm 2004, dân số của Châu Đại Dương là 34,3 triệu người.
  • Châu Đại Dương là châu lục có số dân thấp nhất trên thế giới.

2. Châu Nam Cực

  • Nằm ở vùng địa cực, là châu lục lạnh nhất thế giới.
  • Nhiệt độ quanh năm 0 độ
  • Toàn bộ bề mặt bị phủ lớp băng dày 2000 m.
  • Không có dân cư sinh sống.
  • Động vật tiêu biểu là chim cánh cụt
Bài 28: Các đại dương trên thế giới

Trên Trái Đất có 4 đại dương, đó là: Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương và Bắc Băng Dương. Và bài học hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu thêm một số thông tin về các đại dương này. Tech12h sẽ tóm tắt kiến thức trọng tâm và giải bài tập cuối bài chi tiết để các em dễ tham khảo.

A. Kiến thức trọng tâm

1. Vị trí của các đại dương

  • Trên bề mặt Trái Đất, Đại Dương chiếm diện tích rất rộng, gấp 3 lần diện tích các lục địa.
  • Có 4 đại dương: Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương và Bắc Băng Dương.

CH: Dựa vào hình 1 và 2, hãy cho biết:

  • Thái Bình Dương giáp các châu lục và đại dương nào?
  • Đại Tây Dương giáp các châu lục và đại dương nào?
  • Ấn Độ Dương giáp các châu lục và đại dương nào?
  • Bắc Băng Dương giáp các châu lục và đại dương nào?

Trả lời:

Tên đại dương

Giáp với châu lục

Giáp với đại dương

Thái Bình Dương

  • Châu Á
  • Châu Phi
  • Châu Nam Cực
  • Châu Đại Dương
  • Ấn Độ Dương
  • Đại Tây Dương

Ấn Độ Dương

  • Châu Á
  • Châu Phi
  • Châu Nam Cực
  • Châu Đại Dương
  • Thái Bình Dương
  • Đại Tây Dương

Đại Tây Dương

  • Châu Mĩ
  • Châu Nam Cực
  • Châu Phi
  • Châu Âu
  • Thái Bình Dương
  • Ấn Độ Dương
  • Bắc Băng Dương

Bắc Băng Dương

  • Châu Mĩ
  • Châu Âu
  • Châu Á
  • Đại Tây Dương

2. Một số đặc điểm của các đại dương

  • Các đại dương đều có kích thước lớn và thông với nhau.
  • Các đại dương có đặc điểm về diện tích, độ sâu, nhiệt độ,…

(xem bảng số liệu về các đại dương trang 131 sgk địa lí 5)

CH: Dựa vào bảng số liệu, hãy:

  • Xếp các đại dương theo thứ tự từ lớn đến nhỏ về diện tích?
  • Cho biết độ sâu lớn nhất thuộc về đại dương nào?

Trả lời:

  • Các đại dương từ lớn đến nhỏ về diện tích là: Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương và Bắc Băng Dương.
  • Độ sâu lớn nhất thuộc về Thái Bình Dương với 11034 m.
Bài 29: Ôn tập cuối năm

Tên nước

Thuộc châu lục

Tên nước

Thuộc châu lục

Trung Quốc

Châu Á

Ô – xtrây – li - a

Châu Đại Dương

Ai Cập

Châu Phi

Pháp

Châu Âu

Hoa Kì

Châu Mỹ

Lào

Châu Á

LB Nga

Châu Âu

Cam – pu- chia

Châu Á

 

 

Châu Á

Châu Âu

Châu Phi

Vị trí (Thuộc bán cầu nào)

Bán cầu Bắc

Bán cầu Băc

Bán cầu Băc và bán cầu Nam

Thiên nhiên (đặc điểm nổi bật)

¾ diện tích là đồi núi và cao nguyên

2/3 diện tích là đồng bằng

Hoang mạc và xa - van

Dân cư

Đông nhất thế giới, da vàng, chủ yếu ở đồng bằng.

Sống chủ yếu ở thành phố, phân bố đều, da trắng.

Sống chủ yếu ven biển, ven sông, da đen.

Hoạt động kinh tế:

  • Một số sản phẩm công nghiệp
  • Một số sản phẩm nông nghiệp
  • Sản xuất lúa gạo, múa mì, bông, chè, cà phê, cao su,…
  • Chăn nuôi gia súc, gia cầm…
  • Khai thác khoáng sản: dầu, than…sản xuất ô tô, máy móc…
  • Sản xuất lúa mì, củ cải đường, nho. Chăn nuôi gia súc, gia cầm….
  • Khai khoáng dầu, than, sắt…sản xuất máy bay, ô tô, máy móc thiết bị, mĩ phẩm, dược phẩm…
  • Trồng cây công nghiệp nhiệt đới: ca cao, cà phê, bông, lạc…
  • Khai khoáng: vàng, kim cương, phốt phát, dầu khí…

 

 

Châu Mĩ

Châu Đại Dương

Châu Nam Cực

Vị trí (Thuộc bán cầu nào)

Cả bán cầu Bắc và bán cầu Nam

Bán cầu Nam

Bán cầu Nam

Thiên nhiên (đặc điểm nổi bật)

Đa dạng và phong phú

Hoang mạc và Xa – van

Băng tuyết bao phủ quanh năm

Dân cư

Chủ yếu là người nhập cư, sống ven biển và miền Đông.

Dân ít, bao gồm người da trắng ở lục địa, da sẫm ở các đảo.

Chủ yếu các nhà khoa học đến nghiên cứu.

Hoạt động kinh tế:

  • Một số sản phẩm công nghiệp
  • Một số sản phẩm nông nghiệp
  • Sản xuất lúa mì, bông, cà phê, chuối, cam, nho…và Chăn nuôi bò, cừu…
  • Khai khoáng: Than, sắt, bạc,…
  • Sản xuất ô tô, máy móc, hàng điện tử, hàng không, vũ trụ…
  • Sản xuất lông cừu, len, thịt bò, sữa…
  • Khai thác khoáng sản, luyện kim, chế tạo máy, chế biến thực phẩm… 
  • Con người không thể sinh sống và tồn tại nơi đây.