I. Lịch sử » Bài 26: Tiến vào Dinh Độc Lập
II. Hướng dẫn Bài 26: Tiến vào Dinh Độc Lập
Ngày 30/4/ 1975 là ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Và bài học hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu sự kiện lịch sử trọng đại này qua bài “Tiến vào Dinh Độc Lập”.
1. Hoàn cảnh lịch sử
- Sau hơn một tháng Tổng tiến công và nổi dậy, quân dân ta đã giải phóng toàn bộ Tây Nguyên và dải đất miền Trung.
- Tại đồng bằng Sông Cửu Long, đến ngày 25 tháng 4 năm 1975 quân địch đã mất hầu hết các vị trí then chốt trong tuyến phòng thủ từ xa quanh Sài Gòn.
- Thành phố Sài Gòn rối loạn, nội bộ của địch hoang mang lo sơ.
- Thành phố lúc này trở thành một ốc đảo chỉ còn giao lưu với bên ngoài bằng đường không.
2. Diễn biến cuộc tiến vào dinh độc lập
a. Các mũi tấn công của quân ta
- Đúng 17 giờ, ngày 26/4/1975, chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử nhằm giải phóng Sài Gòn bắt đầu.
- Quân ta chi làm 5 cánh quân tiến vào Sài Gòn. Tại mũi phía đông, dẫn đầu là lữ đoàn xe tăng 203 có nhiệm vụ phối hợp với các đơn vị bạn cắm lá cờ cách mạng trên nóc dinh Độc Lập.
b. Xe tăng quân ta tiến vào dinh Độc Lập:
- Xe tăng 843 của đồng chí Bùi Quang Thận đi đầu, húc vào cổng phụ và bị kẹt lại.
- Xe tăng 390 do đồng chí Vũ Đăng Toàn chỉ huy đâm thẳng vào cổng chính Dinh độc lập.
- Đồng chí Bùi Quang Thận nhanh chóng tiến lên tòa nhà và cắm lá cờ cách mạng lên nóc dinh.
- Chỉ huy lữ đoàn ra lệnh cho bộ đội không nổ súng, nhiều tốp chiến sĩ nhanh chóng tỏa lên các tầng.
c. Tổng thống Dương Văn Minh và toàn bộ nội các đầu hàng vô điều kiện.
- 11 giờ 45 phút ngày 30/4/1945, đại úy Phạm Xuân Thệ và các sĩ quan dưới quyền đã đưa Dương Văn Minh ra đài phát thanh tuyên bố đầu hàng vô điều kiện.
CH: Sự kiện quân ta tiến vào Dinh Độc Lập thể hiện điều gì?
Trả lời:
- Sự kiện quân ta tiền vào Dinh Độc Lập, cơ quan cao cấp của chính quyền Sài Gòn chứng tỏ quân địch đã thua và cách mạng đã thành công.
CH: Tại sao Dương Văn Minh buộc phải ra lệnh đầu hàng không điều kiện?
Trả lời:
- Dương Văn Minh buộc phải ra lệnh đầu hàng không điều kiện vì lúc đó quân dội chính quyền Sài Gòn rêu rã đã bị quân đội Việt Nam đánh tan, Mĩ cũng tuyên bố thất bại và rút khỏi miền Nam Việt Nam.
3. Ý nghĩa lịch sử
- Đánh tan chính quyền và quân đội Sài Gòn, giải phóng hoàn toàn miền Nam, chấm dứt 21 năm chiến tranh.
- Đất nước thống nhất, nhiệm vụ giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước của cách mạng Việt Nam đã hoàn toàn thắng lợi.
III. Kết quả học tập
Bạn | Lớp | Trường | Địa chỉ | Điểm | Ghi chú | SL | Thời gian |
---|---|---|---|---|---|---|---|
THẠCH TRẦN | 5F | Trường Tiểu học Chu Văn An | Thống Nhất, Đồng Nai | 12 | 12 | 00:04:39 |