I. Địa Lí » Bài 3: Khí hậu

Loading...

II. Hướng dẫn Bài 3: Khí hậu

Khí hậu nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa với nền nhiệt độ cao, gió và mưa thay đổi theo mùa. Khí hậu ở miền Bắc và miền Nam có sự khác biệt điều đó khiến cho đời sống sản xuất và sinh hoạt của hai khu vực này cũng khác nhau. Để biết thêm nhiều thông tin hơn về khí hậu nước ta, chúng ta cùng đến với bài học ngay sau đây.

1. Nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa.

  • Khí hậu nước ta nóng (trừ một số khu vực núi cao có khí hậu mát mẻ quanh năm).
  • Gió và mưa thay đổi theo mùa, với hai loại gió mùa đông bắc và gió mùa tây nam.

CH: Chỉ vị trí của Việt Nam trên quả Địa cầu và cho biết nước ta nằm ở đới khí hậu nào? Ở đới khí hậu đó, nước ta có khí hậu nóng hay lạnh?

Trả lời:

  • Nước ta nằm ở đới khí hậu nhiệt đới. Ở đới khí hậu nhiệt đới nên nước ta có khí hậu nóng.

CH: Chỉ trên hình 1, hướng gió tháng 1 và hướng gió tháng 7?

Trả lời:

  • Hướng gió tháng 1 là mũi tên màu xanh, gió Đông Bắc (mùa đông)
  • Hướng gió tháng 7 là mũi tên màu đỏ, gió Tây Nam (mùa hạ).

2. Khí hậu giữa các miền có sự khác nhau

  • Khí hậu nước ta có sự khác biệt giữa miền Bắc và miền Nam (ranh giới là dãy núi Bạch Mã).
  • Miền Bắc có bốn mùa: mùa hạ (nóng, mưa nhiều), mùa đông (lạnh, ít mưa), mùa xuân (mưa phùn, ẩm ướt), mùa thu (se lạnh, khô hanh).
  • Miền Nam nóng quanh năm, với 2 mùa mưa và mùa khô rõ rệt

CH: Dựa vào bảng số liệu (trang 72 SGK Địa lý 5), hãy nhận xét về sự chênh lệch nhiệt độ trung bình giữa tháng 1 và tháng 7 của Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh?

Trả lời:

  • Nhiệt độ trung bình tháng 1 của Hà Nội thấp hơn nhiều so với của thành phố Hồ Chí Minh (thấp hơn 13°C)
  • Nhiệt độ trung bình tháng 7 của Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh gần như bằng nhau (Hà Nội chỉ thấp hơn 1°C).

3. Ảnh hưởng của khí hậu

  • Tích cực: Khí hậu nóng và mưa nhiều nên cây cối phát triển.
  • Tiêu cực: Hằng năm nhiều lũ lụt, hạn hán, bão…ảnh hưởng lớn đời sống, sản xuất.

CH: Lũ lụt, hạn hán gây ra những thiệt hại gì cho đời sống và sản xuất?

Trả lời:

  • Thiệt hại do lũ lụt gây ra là : Ngập úng nhiều khu dân cư sinh sống, tàn phá mùa màng, đồng ruộng, sạt lở đất đai công trình…
  • Thiệt hại do hạn hán gây ra là: Giảm tính đa dạng các loài sinh vật, làm giảm chất lượng cây trồng, gia tăng bệnh tật…

III. Kết quả học tập

Bạn Lớp Trường Địa chỉ Điểm Ghi chú SL Thời gian
Nguyễn Lê Thiên Hương LỚP 1 Trường Tiểu học Thị trấn A Thới Bình, Cà Mau 11 11 00:00:06
Phạm Thái Sơn LỚP 2 Trường Tiểu học Thị trấn Phú Xuyên Phú Xuyên, Hà Nội 11 11 00:00:02
Nguyễn Vinh LỚP 5 Trường Tiểu học Cổ Nhuế B Bắc Từ Liêm, Hà Nội 9 9 00:00:11
Huỳnh Ngọc Loan LỚP 1 Trường Tiểu học Vĩnh Bình Nam 1 Vĩnh Thuận, Kiên Giang 3 3 00:00:03
Đỗ Nam LỚP 2 Trường Tiểu học Hưng Nhân Vĩnh Bảo, Hải Phòng 1 1 00:00:07

IV. Thảo luận, nhận xét, gói ý Đăng nhập để bình luận

V. Các bài học khác cùng chủ đề Địa Lí