LỚP 3 - Chính Tả


Phần Mềm Viết Chính Tả Lớp 3

Tính Năng Chính

  1. Nghe Đọc Toàn Bài Văn

    • Mục đích: Giúp học sinh làm quen với toàn bộ nội dung bài văn, từ đó nâng cao kỹ năng nghe và hiểu bài.
    • Chức năng: Phần mềm sẽ đọc toàn bộ bài văn cho học sinh nghe ngay tại đầu phiên học. Điều này giúp học sinh nắm bắt được ngữ cảnh chung và chuẩn bị tốt hơn cho bài viết chính tả.
    • Điều khiển: Học sinh có thể tạm dừng hoặc phát lại đoạn văn. Giọng đọc cần rõ ràng và phù hợp với tốc độ nghe của học sinh lớp 3.
  2. Nghe Viết Chính Tả

    • Mục đích: Luyện tập kỹ năng đánh vần chính xác và kỹ năng viết dưới dạng nghe - viết.
    • Chức năng:
      • Lặp Lại Câu: Mỗi câu trong bài văn sẽ được đọc lên 3 lần, giúp học sinh có thể tiếp thu kỹ lưỡng từng câu văn.
      • Thời Gian Nghỉ: Phần mềm sẽ tự động tạm dừng giữa các câu. Thời gian nghỉ giữa mỗi câu phụ thuộc vào số lượng từ trong câu đó, ví dụ, câu dài hơn sẽ có thời gian nghỉ dài hơn để học sinh có thời gian suy nghĩ và ghi chép.
      • Tương tác Người Dùng: Học sinh có thể yêu cầu phát lại một câu nếu cần. Điều này có thể được giới hạn để đảm bảo rằng họ cố gắng nhớ câu mà không quá phụ thuộc vào việc phát lại.
  3. Chấm Điểm Và Phản Hồi

    • Mục đích: Cung cấp phản hồi tức thì và khuyến khích sự tiến bộ của học sinh.
    • Chức năng:
      • Yêu Cầu Hoàn Thành: Học sinh phải viết đúng và đủ các từ trong câu theo đúng như đọc mới được tiến hành chấm điểm.
      • Tiêu Chí Chấm Điểm: Điểm số dựa trên độ chính xác của việc đánh vần, dấu câu và tuân theo ngữ âm. Có thể thưởng điểm thêm cho việc hoàn thành mục tiêu mà không cần phát lại.
      • Cơ Chế Phản Hồi: Sau khi nộp bài viết, học sinh sẽ nhận được phản hồi chi tiết về các lỗi và đúng đắn của từng từ, cùng với những lời khuyên để cải thiện kỹ năng.

Cân Nhắc Thêm

  • Độ Khó Thích Ứng: Phần mềm có thể điều chỉnh độ phức tạp của các bài văn và tốc độ đọc dựa trên thành tích của học sinh.
  • Trợ Giúp Tương Tác: Bao gồm một mục trợ giúp nơi học sinh có thể học các mẹo về chính tả và ngữ pháp.
  • Theo Dõi Tiến Trình: Cho phép giáo viên và phụ huynh theo dõi tiến trình học tập của học sinh thông qua các báo cáo chi tiết về các hoạt động và cải thiện của họ.

Với các tính năng  trên nhằm mục đích tạo ra một trải nghiệm học tập toàn diện, hấp dẫn và giáo dục cho học sinh lớp 3 trong việc luyện tập và cải thiện kỹ năng viết chính tả.

Quê hương ruột thịt

Chính tả: Nghe - Viết: Quê hương ruột thịt


Chị Sứ yêu biết bao nhiêu cái chốn này, nơi chị oa oa cất tiếng khóc đầu tiên, nơi quả ngọt, trái sai đã thắm hồng da dẻ chị. Chính tại nơi này, mẹ chị đã hát ru chị ngủ. Và đến lúc làm mẹ, chị lại hát ru con những câu hát ngày xưa…

Quê hương

Chính tả: Nghe - viết: Quê hương (3 khổ thơ đầu)


Quê hương là chùm khế ngọt 
Cho con trèo hái mỗi ngày 
Quê hương là đường đi học 
Con về rợp bướm vàng bay

Quê hương là con diều biếc 
Tuổi thơ con thả trên đồng 
Quê hương là con đò nhỏ 
Êm đềm khua nước ven sông

Quê hương là cầu tre nhỏ 
Mẹ về nón lá nghiêng che 
Là hương hoa đồng cỏ nội 
Bay trong giấc ngủ đêm hè
 

Tiếng hò trên sông

Chính tả: Nghe - Viết:

Tiếng hò trên sông


Điệu hò chèo thuyền của chị Gái vang lên. Tôi nghe như có cơn gió chiều thổi nhè nhẹ qua đồng, rồi vút bay cao. Đôi cánh thần tiên như nâng tôi bay lên lơ lửng, đưa đến những bến bờ xa lạ. Trước mắt tôi, vừa hiện ra con sông giống như sông Thu Bồn từ ngang trời chảy lại…

Vẽ quê hương

Chính tả: Nhớ viết bài: Vẽ quê hương (từ đầu đến Em tô đỏ thắm)


Bút chì xanh đỏ
Em gọt hai đầu
Em thử hai màu
Xanh tươi, đỏ thắm.

Em vẽ làng xóm
Tre xanh, lúa xanh
Sông máng lượn quanh
Một dòng xanh mát
Trời mây bát ngát
Xanh ngắt mùa thu
Xanh màu ước mơ...

Em quay đầu đỏ
Vẽ nhà em ở
Ngói mới đỏ tươi
Trường học trên đồi
Em tô đỏ thắm

 

Chiều trên sông Hương

Chính tả: Nghe - Viết : Chiều trên sông hương


Cuối buổi chiều, Huế thường trở về trong một vẻ yên tĩnh lạ lùng… Phía bên sông, xóm Cồn Hến nấu cơm chiều sớm nhất trong thành phố, thả khói nghi ngút cả một vùng tre trúc trên mặt nước. Đâu đó, từ sau khúc quanh vắng lặng của dòng sông, tiếng lanh canh của thuyền chài gõ những mẻ cá cuối cùng, khiến mặt sông nghe như rộng hơn…

Cảnh đẹp non sông

Chính tả: Nghe - Viết: Cảnh đẹp non sông(từ Đường vô xứ nghệ...đến hết)


Đường vô xứ Nghệ quanh quanh,
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ.
*
Hải Vân bát ngát nghìn trùng
Hòn Hồng sừng sững đứng trong vịnh Hàn.
*
Nhà Bè nước chảy chia hai
Ai về Gia Định, Đồng Nai thì về.
*
Đồng Tháp Mười cò bay thẳng cánh
Nước Tháp Mười lóng lánh cá tôm.

Đêm trăng trên Hồ Tây

Chính tả: Nghe - VIết:  Đêm trăng trên Hồ Tây


     Hồ về thu, nước trong vắt, mênh mông. Trăng tỏa sáng rọi vào các gợn sóng lăn tăn. Thuyền ra khỏi bờ thì hây hẩy gió đông nam, sóng vỗ rập rình. Một lát, thuyền vào gần một đám sen. Bấy giờ, sen trên hồ đã gần tàn nhưng vẫn còn lơ thơ mấy đóa hoa nở muộn. Mùi hương đưa theo chiều gió ngào ngạt…

Vàm cỏ đông

Chính tả: Nghe - Viết:

Vàm Cỏ Đông (hai khổ thơ đầu)


Ở tận sông Hồng, em có biết
Quê hương anh cũng có dòng sông
Anh mãi gọi với lòng tha thiết:
Vàm Cỏ Đông! Ơi Vàm Cỏ Đông!

Đây con sông xuôi dòng nước chảy
Bốn mùa soi từng mảnh mây trời
Từng ngọn dừa gió đưa phe phẩy
Bóng lồng trên sóng nước chơi vơi.
 

Nhớ Việt Bắc

Chính tả: Nghe - Viết : Nhớ Việt Bắc (từ đầu ... thủy chung)


Ta về, mình có nhớ ta
Ta về, ta nhớ những hoa cùng người.
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Ðèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang.
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình.
Rừng thu trăng rọi hoà bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung.

Hũ lạc của người cha

Chính tả: Nghe - Viết

Hũ lạc của người cha


     Hôm đó, ông lão đang ngồi sưởi lửa thì con đem tiền về. Ông liền ném luôn mấy đồng vào bếp lửa. Người con vội thọc tay vào lửa lấy ra. Ông lão cười chảy nước mắt:
– Bây giờ cha tin tiền đó chính tay con làm ra. Có làm lụng vất vả, người ta mới biết quý đồng tiền.
 

Nhà rông ở Tây Nguyên

Chính tả: Nghe - Viết

Nhà rông ở Tây Nguyên(từ Giang đầu nhà rông... đến dùng khi cúng tế)


     Gian đầu nhà rông là nơi thờ thần làng, trên vách treo một giỏ mây đựng hòn đá thần. Đó là hòn đá mà già làng nhặt lấy khi chọn đất lập làng. Xung quanh hòn đá thần, người ta treo những cành hoa đan bằng tre, vũ khí, nông cụ của cha ông truyền lại và chiêng trống dùng khi cúng tế.

Đôi Bạn

Chính tả: Nghe - Viết

Đôi Bạn (đoạn 3)


Về nhà, Thành và Mến sợ bố lo, không dám kể cho bố nghe chuyện xảy ra. Mãi khi Mến đã về quê, bố mới biết chuyện. Bố bảo:
- Người ở làng quê như thế đấy, con ạ. Lúc đất nước có chiến tranh, họ sẵn lòng sẻ nhà sẻ cửa. Cứu người, họ không hề ngần ngại.
 

Về quê Ngoại

Chính tả: Nhớ - Viết 

Về quê Ngoại (10 dòng thơ đầu)


Em về quê ngoại nghỉ hè,
Gặp đầm sen nở mà mê hương trời.
Gặp bà tuổi đã tám mươi,
Quên quên nhớ nhớ những lời ngày xưa.
Gặp trăng gặp gió bất ngờ,
Ở trong phố chẳng bao giờ có đâu.
Bạn bè ríu rít tìm nhau
Qua con đường đất rực màu rơm phơi.
Nóng tre mát rợp vai người
Vầng trăng như lá thuyền trôi êm đềm.

Vầng trăng quê em

Chính tả: Nghe - Viết

Vầng trăng quê em


      Vầng trăng vàng thắm đang từ từ nhô lên sau lũy tre làng. Làn gió nồm nam thổi mát rượi. Trăng óng ánh trên hàm răng, trăng đậu vào đáy mắt. Trăng ôm ấp mái tóc bạc của các cụ già.
   Khuya. Làng quê em đã vào giấc ngủ. Chỉ có vầng trăng vẫn thao thức như canh gác trong đêm.

Âm thanh thành phố

Chính tả: Nghe Viết:

Âm thanh thành phố (từ Hải đã ra Cẩm Phả ... đến hết)


     Hải đã ra Cầm Phả nhận công tác. Mỗi dịp về Hà Nội, Hải thích ngồi lặng hàng giờ để nghe bạn anh trình bày bản nhạc Ánh trăng của Bét-tô-ven bằng đàn pi-a-nô. Anh cảm thấy dễ chịu và đầu óc bớt căng thằng.
 

Rừng cây trong nắng

Chính tả: Nghe - Viết

Rừng cây trong nắng


     Trong ánh nắng mặt trời vàng óng, rừng khô hiện lên với tất cả vẻ uy nghi, tráng lệ. Những thân cây tràm vươn thẳng lên trời như những cây nến khổng lồ. Từ trong biến lá xanh rờn, ngát dậy một mùi hương lá tràm bị hun nóng dưới mặt trời. Tiếng chim không ngớt vang xa, vọng mãi lên trời cao xanh thẳm.

Người Nhát Nhất

Chép mẫu chuyện sao vào vở. Nhớ điền những dấu chấm hoặc dấu phẩy còn thiếu vào chỗ thích hợp

Người Nhát Nhất


Một cậu bé được bà dẫn đi chơi phố lúc về, cậu nói với mẹ:
- Mẹ ạ bây giờ con mới biết là bà nhát lắm.
    Mẹ ngạc nhiên:
- Sao con lại nói thế?
    Cậu bé trả lời :
- Vì cứ mỗi khi qua đường bà lại nắm chặt lấy tay con.

Anh Đom Đóm

Chính tả: Nghe Viết:

Anh Đom Đóm (từ đầu ... đến ngon giấc)


Mặt trời gác núi
Bóng tối lan dần,
Anh Đóm chuyên cần
Lên đèn đi gác...

Theo làn gió mát
Anh đi rất êm,
Đi suốt một đêm
Lo cho người ngủ.

Tiếng chị Cò Bợ:
“Ru hỡi ru hời!
Hỡi bé tôi ơi,
Ngủ cho ngon giấc!”