LỚP 5 - Chính tả
Chính tả lớp 5: Phần mềm đọc viết chính tả tự động
Giới thiệu
Trong thời đại công nghệ hiện nay, việc ứng dụng công nghệ vào giáo dục là một xu hướng tất yếu. Đặc biệt, việc hỗ trợ học sinh học tập và rèn luyện kỹ năng chính tả qua phần mềm đã trở thành một phương pháp hiệu quả. Phần mềm "Chính tả lớp 5" là một công cụ tiên tiến giúp học sinh lớp 5 luyện tập chính tả một cách tự động và hiệu quả, đáp ứng nhu cầu học tập của các em trong môi trường học tập số hóa.
Tính năng nổi bật
-
Đọc văn bản tự động: Phần mềm được thiết kế với chức năng đọc văn bản tự động, giúp học sinh có thể nghe và viết lại chính tả một cách chính xác. Máy đọc sẽ đọc mỗi câu ba lần, tạo điều kiện cho học sinh nghe rõ và viết lại mà không bị lỡ mất thông tin.
-
Dừng lại tại các dấu câu: Một trong những điểm nổi bật của phần mềm là khả năng dừng lại tại các dấu chấm (.,!,:) trong câu. Điều này giúp học sinh có thời gian dừng lại, suy nghĩ và viết lại câu một cách chính xác hơn, đồng thời tránh được tình trạng viết sai do nghe không kịp.
-
Chức năng tự động chấm điểm: Phần mềm không chỉ hỗ trợ học sinh nghe và viết chính tả mà còn có khả năng tự động chấm điểm. Sau khi học sinh hoàn thành bài viết, phần mềm sẽ kiểm tra và phát hiện lỗi sai. Điều này giúp học sinh nhận biết ngay những lỗi chính tả của mình và sửa chữa kịp thời.
-
Phát hiện và xử lý lỗi sai: Phần mềm có thể phát hiện lỗi sai một cách chính xác và hiệu quả. Nếu học sinh viết sai quá 10 lỗi trong một bài, phần mềm sẽ không chấm điểm bài đó. Điều này nhằm khuyến khích học sinh tập trung và cẩn thận hơn trong việc viết chính tả, đồng thời giúp các em cải thiện kỹ năng viết của mình.
Lợi ích của phần mềm
-
Tăng cường kỹ năng chính tả: Với tính năng đọc văn bản tự động và khả năng chấm điểm chính xác, phần mềm giúp học sinh luyện tập và cải thiện kỹ năng chính tả một cách hiệu quả. Các em sẽ học cách viết đúng chính tả, tránh được những lỗi phổ biến và nâng cao khả năng viết của mình.
-
Tiết kiệm thời gian cho giáo viên: Phần mềm giúp giáo viên tiết kiệm thời gian trong việc kiểm tra và chấm điểm bài viết của học sinh. Thay vì phải đọc từng bài viết và chấm điểm thủ công, giáo viên có thể sử dụng phần mềm để tự động hóa quy trình này. Điều này giúp giáo viên có thêm thời gian tập trung vào các hoạt động giảng dạy khác.
-
Hỗ trợ học sinh tự học: Phần mềm là một công cụ hữu ích cho việc tự học của học sinh. Các em có thể tự luyện tập chính tả tại nhà, nghe và viết lại các đoạn văn bản mà không cần sự hỗ trợ của giáo viên. Điều này giúp các em rèn luyện kỹ năng viết một cách linh hoạt và chủ động hơn.
Kết luận
Phần mềm "Chính tả lớp 5" là một giải pháp hiệu quả và tiên tiến trong việc hỗ trợ học sinh luyện tập kỹ năng chính tả. Với các tính năng đọc văn bản tự động, dừng lại tại các dấu câu, tự động chấm điểm và phát hiện lỗi sai, phần mềm không chỉ giúp học sinh cải thiện kỹ năng viết mà còn tiết kiệm thời gian cho giáo viên và hỗ trợ học sinh tự học một cách linh hoạt. Đây là một công cụ hữu ích và cần thiết trong quá trình học tập và rèn luyện kỹ năng chính tả của học sinh lớp 5.
Tuần 19: Người công nhân
Chính tả Nghe - Viết: Nhà yêu nước Nguyễn Trung Trực
Nguyễn Trung Trực sinh ra trong một gia đình làm nghề chài lưới trên sông Vàm Cỏ. Năm 23 tuổi, ông lãnh đạo cuộc nổi dậy ở phủ Tây An, nay thuộc tỉnh Long An. Đội quân khởi nghĩa do ông chỉ huy đã lập nên nhiều chiến công vang dội khắp vùng Tây Nam Bộ. Bị giặc bắt và đưa ra hành hình, ông khảng khái trả lời viên thống đốc Nam Kì: ‟Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây”.
Tuần 20: Người nông dân
Nghe - viết: Cánh cam lạc mẹ
Cánh cam đi lạc mẹ
Gió xô vào vườn hoang
Giữa bao nhiêu gai góc
Lũ ve sầu kêu ran.
Chiều nhạt nắng trắng sương
Trời rộng xanh như bể
Tiếng cánh cam gọi mẹ
Khản đặc trên lối mòn.
Bọ dừa dừng nấu cơm
Cào cào ngừng giã gạo
Xén tóc thôi cắt áo
Đều báo nhau đi tìm.
Khu vườn hoang lặng im
Bỗng râm ran khắp lối
Có điều ai cũng nói
Cánh cam về nhà tôi.
Tuần 21: Người công nhân
Chính tả Nghe - viết: Trí dũng song toàn (Từ Thấy sứ thần Việt Nam ... đến hết)
Thấy sứ thần Việt Nam dám lấy việc quân đội cả ba triều đại Nam Hán, Tống và Nguyên đều thảm bại trên sông Bạch Đằng để đối lại, vua Minh giận quá sai người ám hại ông.
Thi hài Giang Văn Minh được đưa về nước. Vua Lê Thần Tông đến tận linh cữu ông, khóc rằng:
- Sứ thần không làm nhục mệnh vua, xứng đáng là anh hùng thiên cổ.
Điếu văn của vua Lê còn có câu: “Ai cũng sống, sống như ông, thật đáng sống. Ai cũng chết, chết như ông, chết như sống”.
Tuần 22: Vì cuộc sống thanh bình
Chính tả nghe viết: Hà Nội
Hà Nội có chong chóng
Cứ tự xoay trong nhà
Không cần trời nổi gió
Không cần bạn chạy xa.
Hà Nội có Hồ Gươm
Nước xanh như pha mực
Bên hồ ngọn Tháp Bút
Viết thơ lên trời cao.
Mấy năm giặc bắn phá
Ba Đình vẫn xanh cây
Trăng vàng chùa Một Cột
Phủ Tây Hồ hoa bay….
Tuần 23: Vì cuộc sống thanh bình
Chính tả Nhớ Viết: Cao Bằng (bốn khổ thơ đầu)
Sau khi qua Đèo Gió
Ta lại vượt Đèo Giàng
Lại vượt đèo Cao Bắc
Thì ta tới Cao Bằng.
Cao Bằng, rõ thật cao!
Rồi dần bằng bằng xuống
Đầu tiên là mận ngọt
Đón môi ta dịu dàng.
Rồi đến chị rất thương
Rồi đến em rất thảo
Ông lành như hạt gạo
Bà hiền như suối trong.
Còn núi non Cao Bằng
Đo làm sao cho hết
Như lòng yêu đất nước
Sâu sắc người Cao Bằng.
Tuần 24: Chính tả Nghe viết:
Nghe – viết: Núi non hùng vĩ
Vượt hai con sông hùng vĩ của miền Bắc, qua đất Tam Đường núi như nhú như chín mươi chín cái bánh bao tày đình, băng qua dãy Hoàng Liên Sơn hiểm trở, chọc thủng xong mấy dặm sương mù buốt óc thì lồ lộ bên phải là đỉnh Phan-xi-păng. Mây Ô Quy Hồ đang đội mũ cho Phan-xi-păng. Hết Đèo Ô Quy Hồ là qua Sa Pa, thẳng ruổi về thành phố biên phòng Lào Cai.
Tuần 25 chính tả nghe viết:
Ai là thủy tổ của loài người?
Theo một truyền thuyết, Chúa Trời đã dành ra bảy ngày để sáng tạo muôn loài, trong đó có thủy tổ loài người là ông A-đam và bà Ê-va. Ở Trung Quốc cũng có chuyện thần Nữ Oa dùng đất thó nặn thành người. Còn đối với người Ấn Độ, vị thần tạo ra con người là thần Bra-hma. Đến giữa thế kỉ XIX, nhờ công trình nghiên cứu của nhà bác học thiên tài Sác-lơ Đác-uyn, người ta mới biết rằng loài người được hình thành dần qua hàng triệu năm từ một loài vượn cổ.
Tuần 26: Nhớ nguồn
Chính tả Nghe- Viết: Lịch sử Ngày Quốc tế Lao động
Ngày 1-5-1886, công nhân thành phố Chi-ca-gô, nước Mĩ, xuống đường biểu tình đòi làm việc theo chế độ 8 giờ một ngày. Từ Chi-ca-gô, làn sóng bãi công lan nhanh ra các thành phố Niu Y-oóc, Ban-ti-mo, Pít-sbơ-nơ,... Các cuộc biểu tình bị đàn áp nặng nề. Đặc biệt, ở Chi-ca-gô, cảnh sát đã xả súng vào đoàn người tay không, làm hàng trăm người chết và bị thương. Nhưng cuối cùng, giới chủ phải chấp nhận yêu sách của công nhân. Để ghi nhớ sự kiện này, ngày 1-5 hằng năm đã được chọn làm ngày biểu dương lực lượng của giai cấp công nhân toàn thế giới.
Tuần 27: Nhớ nguồn
Nhớ - viết :Cửa sông (từ Nơi biển tìm về với đất... đến hết)
Nơi biển tìm về với đất
Bằng con sóng nhớ bạc đầu
Chất muối hòa trong vị ngọt
Thành vùng nước lợ nông sâu.
Nơi cá đối vào đẻ trứng
Nơi tôm rảo đến búng càng
Cần câu uốn cong lưỡi sóng
Thuyền ai lấp lóa đêm trăng.
Nơi con tàu chào mặt đất
Còi ngân lên khúc giã từ
Cửa sông tiễn người ra biển
Mây trắng lành như phong thư.
Dù giáp mặt cùng biển rộng
Cửa sông chẳng dứt cội nguồn
Lá xanh mỗi lần trôi xuống
Bỗng… nhớ một vùng núi non.
Tuần 29: Ôn tập giữa học kỳ II
Tiết 5: Nghe - viết: Bà cụ bán hàng nước chè
Gốc bàng to quá, có những cái mắt to hơn cái gáo dừa, có những cái lá to bằng cái mẹt bún của bà bún ốc. Không biết cây bàng này năm chục tuổi, bảy chục tuổi hay cả một trăm tuổi. Nhiều người ngồi uống nước ở đây những lúc quán nước vắng khách đã ngắm kĩ gốc bàng, rồi lại ngắm sang phía bà cụ bán hàng nước. Bà cụ không biết bao nhiêu tuổi giời, không biết bao nhiêu tuổi lao động, bán quán được bao nhiêu năm. Chỉ thấy đầu bà cụ bạc trắng, trắng hơn cả cái mớ tóc giả của các diễn viên tuồng chèo vẫn đóng vai các bà cụ nhân đức.
Tuần 29: Nam và nữ
Chính tả Nhớ - viết: Đất nước (từ Mùa thu nay... đến hết)
Mùa thu nay khác rồi
Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi
Gió thổi rừng tre phấp phới
Trời thu thay áo mới
Trong biếc nói cười thiết tha.
Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta
Những cánh đồng thơm mát
Những ngả đường bát ngát
Những dòng sông đỏ nặng phù sa.
Nước chúng ta
Nước những người chưa bao giờ khuất
Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất
Những buổi ngày xưa vọng nói về.
Tuần 30: Nam và Nữ
Chính tả Nghe - Viết: Cô gái của tương lai
Qua một cuộc thi trên mạng In-tơ-nét, cô bé Lan Anh 15 tuổi được mời làm đại biểu của Nghị viện Thanh niên thế giới năm 2000 (tổ chức tại Ốt-xtrây-li-a). Em đã đặt chân tới 11 quốc gia khi chưa tròn 17 tuổi và đã viết hàng trăm bài báo. Trong mọi cuộc gặp gỡ quốc tế, Lan Anh đều trình bày trôi chảy những vấn đề mà em quan tâm bằng tiếng Anh.
Nhìn vào những gì Lan Anh đã làm được hôm nay, có thể tin rằng em chính là một trong những mẫu người của tương lai.
Tuần 31: Nam và Nữ
Chính tả Nghe - Viết Tà áo dài Việt Nam (từ Áo dài phụ nữ... đến chiếc áo dài tân thời.)
Áo dài phụ nữ có hai loại: áo tứ thân và áo năm thân. Phổ biến hơn là áo tứ thân, được may từ bốn mảnh vải, hai mảnh sau ghép liền ở giữa sống lưng. Đằng trước là hai vạt áo, không có khuy, khi mặc bỏ buông hoặc buộc thắt vào nhau. Áo năm thân cũng may như áo tứ thân, chỉ có điều vạt trước phía trái may ghép từ hai thân vải, thành ra rộng gấp đôi vạt vải.
Từ những năm 30 của thế kỉ XX, chiếc áo dài cổ truyền được cải tiến dần thành chiếc áo dài tân thời.
Tuần 32: Những chủ nhân tương lai
Nhớ - viết: Bầm ơi (từ đầu đến "tái tê lòng bầm".)
Ai về thăm mẹ quê ta
Chiều nay có đứa con xa nhớ thầm…
Bầm ơi có rét không bầm?
Heo heo gió núi, lâm thâm mưa phùn
Bầm ra ruộng cấy bầm run
Chân lội dưới bùn, tay cấy mạ non
Mạ non bầm cấy mấy đon
Ruột gan bầm lại thương con mấy lần
Mưa phùn ướt áo tứ thân
Mưa bao nhiêu hạt, thương bầm bấy nhiêu!
Bầm ơi, sớm sớm chiều chiều
Thương con, bầm chớ lo nhiều bầm nghe!
Con đi trăm núi ngàn khe
Chưa bằng muôn lỗi tái tê lòng bầm.
Tuần 33: Những chủ nhân tương lai
Chính tả NGHE - VIẾT: Trong lời mẹ hát
Tuổi thơ chở đầy cổ tích
Dòng sông lời mẹ ngọt ngào
Đưa con đi cùng đất nước
Chòng chành nhịp võng ca dao.
Con gặp trong lời mẹ hát
Cánh cò trắng, dải đồng xanh
Con yêu màu vàng hoa mướp
“Con gà cục tác lá chanh”.
Thời gian chạy qua tóc mẹ
Một màu trắng đến nôn nao
Lưng mẹ cứ còng dần xuống
Cho con ngày một thêm cao.
Mẹ ơi, trong lời mẹ hát
Có cả cuộc đời hiện ra
Lời ru chắp con đôi cánh
Lớn rồi con sẽ bay xa.
Tuần 34: Những chủ nhân tương lai
Chính tả: Nhớ - viết: Sang năm con lên bảy (từ Mai rồi con lớn khôn... đến hết)
Sang năm con lên bảy
Mai rồi con lớn khôn
Chim không còn biết nói
Gió chỉ còn biết thổi
Cây chỉ còn là cây
Đại bàng chẳng về đây
Đậu trên cành khế nữa
Chuyện ngày xưa, ngày xửa
Chỉ là chuyện ngày xưa.
Đi qua thời ấu thơ
Bao điều may đi mất
Chỉ còn trong đời thật
Tiếng người nói với con
Hạnh phúc khó khăn hơn
Mọi điều con đã thấy
Nhưng là con giành lấy
Từ hai bàn tay con.
Tuần 35: Ôn tập cuối học kỳ 2
Tiết 6: Nghe - viết . Trẻ con ở Sơn Mỹ (từ đầu đến hạt gạo của trời)
Trẻ con ở Sơn Mỹ
Cho tôi nhập vào chân trời các em
Chân trời ngay trên cát
Sóng ồn ào phút giây nín bặt
Ôi biển thèm hóa được trẻ thơ
Tóc bết đầy nước mặn
Chúng ùa chạy mà không cần tới đích
Tay cầm cành củi khô
Vớt từ biển những vỏ ốc âm thanh
Mặt trời chảy trên bàn tay nhỏ xíu
Gió à à u u như ngàn cối xay xay lúa
Trẻ con là hạt gạo của trời